Các nguyên tắc về năng lực
Để giải thích động lực của nhân cách, Jung đã mặc nhiên công nhận
rằng, hệ thống năng lực bao gồm con người là một hệ thống khép kín từng
phần, hoạt động như thể nó hoàn toàn khép kín. Hoạt động của hệ thống bị
chi phối bởi hai nguyên tắc được rút ra từ vật lý học. Nguyên tắc tương
đương phát biểu rằng hệ thống nhân cách sẽ không thu được cũng không
mất đi năng lực. Có thể công nhận đó như là định luật thứ nhất của nhiệt
động lực học hay nguyên tắc bảo toàn năng lượng, do đó, sự tương đương
có nghĩa là phần năng lượng bị mất bởi một thành phần này của nhân cách
phải tái hiện ở một thành phần khác của nhân cách. Thí dụ, năng lực thuộc
dục năng được thoát ra từ cá tính (làm suy yếu cá tính) thì năng lực này có
thể xuất hiện trong cái bóng, củng cố mặt “chưa được khai hóa” của nhân
cách. Năng lực từ vô thức có thể đi vào tinh thần ý thức. Nói chung, sự tái
phân phối năng lực khắp cả tinh thần là một tiến trình thường xuyên, liên
tục. Trên thực tế, động lực nhân cách xảy ra chỉ qua sự tái phân phối năng
lực.
Nguyên tắc thứ hai của Jung, nguyên tắc về nội chuyển lực, là sự ứng
dụng định luật thứ hai của nhiệt động lực học hay nguyên tắc về trạng thái
thăng bằng. Nguyên tắc này phát biểu rằng sự tái phân phối năng lực khắp
cả hệ thống có khuynh hướng thiên về tình trạng cân bằng hay trạng thái
thăng bằng. Lúc đó, đúng theo lý tưởng, tất cả các hệ thống phụ của tinh
thần cuối cùng sẽ kiểm soát tổng số năng lực bằng nhau và do đó, có sức
mạnh bằng nhau – hệ thống này sẽ ở trong trạng thái hoàn toàn thăng bằng.
Dù tình trạng lý tưởng đó không bao giờ được duy trì thường xuyên, nhưng
sự hoạt động của nguyên tắc nội chuyển lực đóng góp đáng kể vào động
lực của nhân cách. Do đó, nếu cái bóng trở nên mạnh mẽ (về mặt năng lực)
hơn bản ngã hay cá tính, sẽ có một khuynh hướng nội chuyển lực để năng
lực được tái phân phối từ cái bóng tới các hệ thống yếu hơn. Nếu bản ngã
được đánh giá quá cao (được trao cho một số lượng lớn năng lực), nó có
thể mất năng lực đối với một anima yếu hơn. Tương tự, năng lực của cá
tính hướng ngoại sẽ có khuynh hướng tái phân phối đối với sự hướng nội,