Tính phân cực và sự tương tác năng động
Trong suốt cuộc đời, khi hệ thống nhân cách cố gắng để đạt tính đồng
nhất năng động cho cá tính, các hệ thống phụ khác nhau của tinh thần
không ngừng tương tác qua sự chuyển giao năng lượng tinh thần. Dù hai
hay nhiều hệ thống hơn, các thái độ, hay các chức năng có thể tương tác với
nhau theo bất kỳ một trong ba cách này: sự bù trừ, sự thống nhất, hay sự
đối lập. Sự bù trừ thường xảy ra nhiều nhất giữa các hệ thống tinh thần, khi
các hệ thống và các chất liệu của vô thức bù đắp cho các chất liệu của ý
thức. Bản ngã có thể được bù trừ bằng vô thức cá nhân hay bằng anima
hoặc animus. Người hướng ngoại có ý thức sẽ là người hướng nội vô thức.
Cá nhân bị trực giác và cảm giác tri phối một cách có ý thức sẽ xem trọng
tình cảm và ý nghĩ một cách vô thức.
Trước khi bàn đến sự thống nhất và sự đối lập, chúng ta phải xét sơ qua
tính phân cực có trong học thuyết của Jung một chút. Nhiều học thuyết
nhân cách đề cập đến tính phân cực (những sự đối lập trong nhân cách).
Nhưng Jung nhấn mạnh đến quan nhiệm ở mức độ gợi ý là, hầu như toàn
bộ nhân cách gồm có các khuynh hướng thái cực. Có lẽ rõ ràng nhất là sự
đối lập giữa sự hướng ngoại và sự hướng nội, các thái cực của liên thể về
thái độ. Những tính phân cực khác gồm có đối lập của các chức năng ưu
việt và thấp kém, đối lập của ý thức và vô thức, đối lập của vô thức cá nhân
và vô thức tập thể, đối lập của cá tính và bản ngã, đối lập của nguyên nhân
và cứu cánh, và sự đối lập của năng lực vật chất và năng lực tinh thần.
Dĩ nhiên, các khuynh hướng phân cực trong nhân cách biểu lộ trực tiếp
nhất là sự đối lập. Những sự đối lập khác nhau làm cho nhân cách đang
không ngừng tranh đấu với nhau. Sự xung đột đó được xem không phải là
một tính chất tiêu cực mà là một sự cần thiết của cuộc sống.
Tuy nhiên, các hệ thống của nhân cách không bị chuyển thành cuộc xung
đột thường xuyên vì trong loại tương tác thứ ba, chúng có thể hợp nhất. Khi
hai hệ thống chức năng hợp nhất, các khuynh hướng phân cực tiêu biểu cho
chúng không nhất thiết phải được giải quyết; sự hợp nhất là điều khả thi vì
sự phân cực có sức mạnh thu hút cũng như chống đối nhau. Sự thống nhất