Nguyên lý phát triển
Trên hết, karen Horney là một người lạc quan. Toàn bộ cấu trúc học
thuyết của bà, từ động lực nhân cách đến liệu pháp tâm lý, dựa vào một
nguyên lý cơ bản: Có một khả năng phát triển bẩm sinh của con người, tuy
chưa bao giờ đạt được, con người luôn luôn phấn đấu để đạt được dự nhận
thức đầy đủ nhất về các tiềm năng của mình. Theo Horney (1945), “con
người có thể thay đổi và tiếp tục thay đổi chừng nào con người còn sống”
(trang 19). Sự ngừng phấn đấu này là kết quả của bệnh tật hay chính cái
chết. Bà tin rằng:
Các sức mạnh kiến tạo tiến hóa vốn có trong con người, chúng thôi
thúc con người nhận thức các tiềm năng sẵn có của mình. Niềm tin
này không có nghĩa bản chất con người là tốt. Điều đó bao hàm một
kiến thức có sẵn về cái gì là tốt hay xấu. Do chính bản chất và sự hòa
hợp của mình, con người phấn đấu hướng tới sự phát triển năng khiếu
bản thân, và tập hợp các giá trị của con người tiến hóa từ sự phấn đấu
đó. (trang 15, 1950).
Horney khái niệm hóa nguyên lý phát triển này như một dòng sức sống.
Sinh lực con người tuôn chảy theo một cách nào đó để làm cho cá nhân có
thể phát triển càng đầy đủ càng tốt. Do đó, cá nhân tự cho phép mình trải
nghiệm và thưởng thức cuộc sống. Sự phát triển này xảy ra một cách tự
nhiên, trừ khi bằng cách nào đó, dòng sinh lực bị chặn lại.
Để giải thích nguyên lý phát triển này, Horney phủ nhận tính hiệu lực cả
nguyên lý khoái lạc lẫn bản năng chết của Freud. Nguyên lý khoái lạc được
thay thế bằng hai nguyên lý hướng dẫn: nhu cầu an ninh (hay an toàn) và
nhu cầu thỏa mãn. Nhu cầu an ninh hoàn toàn giống với nhu cầu an toàn
của Abraham Maslow, gồm cả an toàn vật chất, an toàn tâm lý và là người
hướng dẫn tối cao cho hành vi con người. Horney tin rằng cá nhân sẽ từ bỏ
tất cả các hoạt động khác để giữ gìn sự an toàn bị đe dọa. Các nhu cầu thỏa
mãn, vừa là nhu cầu sinh lý (thí dụ nhu cầu về thực phẩm, nước, tình dục)
vừa là nhu cầu tâm lý 9 như nhu cầu về tiền bạc và vật sở hữu), là những