Các đặc điểm của ý niệm
Tất cả các ý niệm cá nhân có những đặc điểm nào đó. Thứ nhất, chúng là
lưỡng cực, bản chất lưỡng cực của các ý niệm gợi ý là chúng ta có khuynh
hướng phân loại con người và các sự kiện ở những thái cực của chúng.
Chúng ta có thể xem tình huống là nguy hiểm hay an toàn, dễ chịu hay khó
chịu, và xem một người là trung thực hay không trung thực, cao hay thấp.
Những nhận thức đó bao hàm sự thiết lập những khía cạnh giống nhau và
tương phản, trong đó bao hàm tối thiểu ba yếu tố, hai yếu tố giống nhau và
một yếu tố khác với hai yếu tố kia. Ví dụ, môn nhảy dù thể thao và môn
đua ô tô nguy hiểm trong khi môn quần vợt lại an toàn.
Một tập hợp các đặc điểm ý niệm khác là chúng có thể biến thiên và thay
đổi. Các ý niệm có thể thay đổi từ một người này sang một người khác,
trong đó một cá nhân có thể nhận thấy một tình huống là nguy hiểm trong
khi người khác xem nó là an toàn. Như một sự lựa chọn, mỗi người có thể
áp dụng các ý niệm khác nhau vào cùng một tình huống. Một người có thể
giải thích tình huống dưới dạng an toàn, trong khi người thứ hai có thể xem
dưới dạng phấn khích (cũng với tình huống đó) và gán cho nó là hứng thú
hay buồn tẻ. Các ý niệm có thể thay đổi. Nếu một ý niệm dẫn tới sự dự liệu
chính xác các sự kiện, nó có thể được thay đổi như trong ví dụ của chúng ta
về chính trị gia được xem là trung thực và sau này là không trung thực.
Một đặc điểm thêm nữa của các ý niệm là chúng có liên quan với nhau
theo kiểu thứ bậc hay thứ tự. Tức là, một số ý niệm có thể là cao hơn bình
thường và một số ý niệm khác có thể là thấp hơn. Ví dụ, ý niệm bệnh hoạn
– khỏe mạnh có thể xếp vào các ý niệm khác. Do đó, chúng ta có thể gán
cho là người “bệnh hoạn” vốn bị bệnh, bị thương, hay bị rối loạn về tâm lý,
trong khi người khỏe mạnh lại không bị bệnh, không bị thương, và không
bị sút kém về tâm lý.