Hệ thống các loại hình chức năng của ý niệm
Dù các ý niệm có chung những đặc điểm nào đó và các đặc tính chính
thức, nhưng chúng cũng thay đổi theo một số cách. Vì thế, cấu trúc có thể
được phân loại hay xếp loại về mặt chức năng hay đặc tính của chúng. Các
cấu trúc có thể được phân biệt về mặt liệu chúng có phải là ý niệm nòng
cốt, trung tâm và cơ bản đối với hoạt động toàn diện của cá nhân, hay chỉ là
ý niệm ngoại vi và có thể thay đổi mà không làm thay đổi bản chất cơ bản
của con người. Ở một phạm vi khác, các ý niệm có thể bao quát hay ngẫu
nhiên. Cái trước có thể được áp dụng rộng rãi, như trong trường hợp cấu
trúc tốt – xấu, trong khi các ý niệm ngẫu nhiên có cách dùng tương đối hạn
chế.
Các ý niệm cũng có thể được xếp loại là ý niệm đề xuất, nhóm, hay ưu
tiên. Các ý niệm đề xuất là những ý niệm cho phép cá nhân hành động cảm
nhận môi trường. Ví dụ, nếu sự trung thực là ý niệm đề xuất đối với một
người đã định sẵn, xem một cá nhân khác là trung thực không nhất thiết
dẫn tới giả định là người này có các đặc điểm khác nào đó như sự chân thật,
tính thẳng thắn, lòng mộ đạo hay tính tốt. Ngược lại, một tập hợp ý niệm là
một ý niệm trong đó các đặc điểm khác theo sau từ sự phân loại ban đầu.
Trong trường hợp này, người được xem là trung thực sẽ được xem là một
tập hợp các đặc điểm nào đó để có thể được xem là chung cho tất cả người
trung thực. Sự rập khuôn bao hàm các tập hợp ý niệm: Các chủ ngân hàng
giàu có và làm việc ít giờ hơn, các y sĩ làm việc cật lực và thiếu thốn tiền
bạc, các giáo sư trường cao đẳng thì thông minh lỗi lạc nhưng hay đãng trí
là những ví dụ về tư tưởng nhóm. Sau cùng, một ý niệm có thể có quyền ưu
tiên trong đó một sự kiện trở thành tư cách thành viên trong phạm trù ý
niệm này bị loại khỏi tư cách thành viên trong các ý niệm khác. Khi một
người đã quyết định một chính trị gia riêng biệt là không trung thực, điều
này có thể trở thành một đặc tính liên quan duy nhất của chính trị gia. Lập
trường của chính trị gia đó về các vấn đề nòng cốt, vẻ bề ngoài, và kinh
nghiệm đều bị bỏ qua.