nhưng cho dù nếu có đi chăng nữa thì được những lời tán đồng, ủng hộ
chưa hẳn đã là tốt nhất. Vì sao? Đơn giản là vì nếu một sáng kiến được đưa
ra (có thể đó là quy tắc quản lý dây chuyền hay Six Sigma) mà không được
thảo luận, đóng góp ý kiến hay thậm chí là tranh cãi thì nó chỉ là một trong
những ý tưởng dễ dàng bị trôi vào quên lãng. Một quy trình hoàn hảo thể
hiện ở việc một người quản lý thực sự tạo ra được những ảnh hưởng tích
cực; mọi người thu nhận ý tưởng và quan trọng nhất là biến nó thành của
họ.
Sự ủng hộ
Vài năm trước, một công ty sản xuất lớn đã tốn rất nhiều công sức để
khôi phục lại hình ảnh thương hiệu của mình. Họ thống nhất rằng công ty
nên tranh thủ sự hỗ trợ từ những nhân viên cũng như mạng lưới đại lý để
giúp họ biện hộ tình huống này. Những người được ủy nhiệm có thể ủng hộ
theo cách riêng của họ như những người có quyền lợi được đảm bảo bất di
bất dịch hay những đại diện của các cơ quan có chức năng. Đây là một ý
tưởng tuyệt vời nhưng buồn thay, nó không bao giờ lôi kéo được nhiều
người. Lý do là những sáng kiến mới sẽ lọt thỏm trong hàng tá những vấn
đề cấp bách khác. Kết quả là công ty mất cơ hội để quảng bá với công
chúng và nâng cao chất lượng thương hiệu của mình.
Ngược lại, Wal-Mart lại biết cách nhận được sự ủng hộ dựa trên chính
sức lực của mình. Nhiều năm liền, hệ thống bán lẻ khổng lồ này tự hào đã
tìm được bí quyết che giấu kỹ càng. Thế nhưng khi trở thành hệ thống bán
lẻ lớn mạnh nhất thế giới thì việc hoạt động bí mật như vậy không thể tiếp
diễn được nữa. Để đối mặt với sự việc đó, Wal-Mart đã công khai thừa
nhận những sai lầm trong việc phá hủy các hệ thống bán lẻ cha truyền con
nối, đồng thời cũng chân thành nhìn nhận những phản ứng tiêu cực của
mình trong vụ kiến tụng phân biệt giới tính. Bằng những hành động đó,
Wal-Mart đã ghi điểm một cách ấn tượng trong hoạt động quan hệ công
chúng cũng như quảng cáo. Trên tờ New York Times, Lee Scott – người sau
này trở thành Giám đốc điều hành của Wal-Mart đã lên tiếng đưa ra mục