EUN-KYO BỞI VÌ ĐAU NÊN MỚI LÀ YÊU - Trang 109

Đ

Bút ký của thi nhân

Ngờ vực

ối với một số người thì văn học là một loại tật bệnh bẩm sinh.
Nhưng cũng có một số người mãi mãi không thể viết văn.

“Tôi muốn dùng văn chương sáng tạo ra một nhạc cụ sắc bén!”

Người phát ngôn như thế chính là nhà văn Pháp André Paul
Guillaume Gide

(1)

, tác giả của tác phẩm Khung cửa hẹp. Câu đó đồng

nghĩa với việc muốn nói, mộng văn chương cũng giống như nhà ảo
thuật có thể lấy chú chim bồ câu ra từ trong chiếc mũ rỗng không.
Nhưng văn chương và ảo thuật không giống nhau, vì văn học không
phải là nghệ thuật lừa dối. Seo Ji-woo còn chưa học được cách lừa
dối.

Cậu ta rất khéo tay, cũng rất nhẫn nại, còn hiểu được cách chuẩn

bị những đạo cụ thiết yếu. Nhưng không phải cứ chuẩn bị giấy
nháp và bút mực tốt thì có thể sáng tạo ra “nhạc cụ sắc bén”. Có
những người mặc dù không có tài, nhưng chuẩn bị tốt những gì cần
thiết, thông qua nghiên cứu tỉ mỉ lại tìm ra được những nội tầng
tinh hoa mà chính mình cũng không hiểu rõ, và cuối cùng cũng có
thể tạo ra “nhạc cụ sắc bén”. Nhưng, có những người vĩnh viễn không
thể tiến nổi thêm được bước nào. Cách duy nhất để những người
như vậy tự cứu mình là từ bỏ công việc ấy. Nhưng, cậu ta đã bỏ lỡ
thời cơ. Dù dạy bảo thế nào, cậu ấy vẫn lý giải văn chương là văn
chương, nhạc cụ là nhạc cụ, cậu ta không thể hiểu quá trình biến văn
chương thành thứ nhạc cụ thần kỳ kia.

Khi tôi viết cuốn tiểu thuyết và lấy danh nghĩa của Seo Ji-woo

để tham dự cuộc thi, nói thật, tôi không nghĩ sẽ thành công, càng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.