Từ năm 2012 nhìn về xa hơn
S
ố liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 9/2012
cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong chín tháng năm 2012
là 4,73%, thấp hơn so với chỉ tiêu 5,5% mà Chính phủ đặt ra trước đó cho
cả năm 2012, đồng thời cũng thấp hơn mức 5,77% của năm 2011 và là một
trong những mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Việt Nam trong vòng 5
năm trở lại đây. Trong khi sản lượng khu vực thương mại dịch vụ tăng kém,
đạt 5,97%, thấp so với cùng kỳ 2011, điều đáng lưu ý là tăng trưởng sản
lượng công nghiệp chỉ đạt 4,36%, thấp hơn mức tăng của GDP và giảm gần
1/2 so với mức tăng 7,8% cùng thời điểm năm trước. Trong nhiều năm, đây
là lần đầu tiên mức tăng trưởng công nghiệp của nền kinh tế nước ta lại
thấp hơn tăng trưởng GDP. Sản lượng nông nghiệp cũng chỉ tăng 2,48%, so
với mức kỷ lục 4,1% cùng kỳ năm 2011, nguyên nhân giảm được cho là do
ảnh hưởng của lũ lụt và dịch bệnh động vật. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tăng 17,3%, giảm gần 1/3 so với mức tăng cùng kỳ năm 2011 là
22,8%. Khu vực kinh tế đối ngoại là khu vực duy nhất còn có những sắc
hồng. Trong 9 tháng năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 83,8 tỷ đô la, tăng
18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu từ khu vực nội địa đạt
31,3 tỷ đô la, giảm 0,6%, xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(kể cả dầu thô) đạt 52,5 tỷ đô la, tăng 34,6%. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng
đạt 83, 7 tỷ đô la, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, nhập khẩu
cho khu vực nội địa (chủ yếu là tập đoàn kinh tế Nhà nước) đạt 39,8 tỷ đô
la, giảm mạnh đến 8,2%; nhập khẩu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 43,9 tỷ đô la, tăng 24,8%. Chín tháng đầu năm 2012, Việt Nam lần đầu
tiên sau nhiều năm xuất siêu 30 triệu đô la. Số dự án đầu tư nước ngoài
được cấp giấy chứng nhận tính đến 20/9/2012 nhiều hơn 100 dự án so với
cùng kỳ 2011 tuy nhiên số vốn đăng ký lại thấp hơn 2,1 tỷ đô la.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2012, tổng
phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,37% so với cuối năm 2011. Tổng