khi đứng trên hành lang nhà nghỉ Lorraine chuẩn bị dẫn đầu một đám
đông tuần hành về vấn đề bảo vệ sức khỏe công nhân, ông hứng một
phát đạn tử thương ngay vào cổ.
Đau đớn, phẫn nộ và đổ vỡ bao trùm tất cả các cộng đồng người da đen
trên khắp nước Mỹ và biến các trung tâm đô thị thành những khu vực
giao tranh ác liệt.
Lúc này, hàng chục ngàn sinh viên biểu dương lực lượng nhằm phản đối
Chiến tranh Việt Nam trong các khu học xá. Chính phủ Mỹ vừa bác bỏ
các qui định hoãn thi hành quân dịch và điều đó có nghĩa là con trai của
các gia đình thuộc tầng lớp trên trung lưu cũng sẽ bị gọi đi lính. Dân
chúng Mỹ càng phản chiến quyết liệt hơn. Vào lúc King bị bắn, nước Mỹ
cảm thấy dường như một cuộc cách mạng có thể nổ ra vào bất cứ lúc
nào.
Bằng rất nhiều cách khác nhau, nhiều người cho rằng họ đã chịu đựng
quá đủ và sẽ hành động. Người bạn Nick Newman của Buffett bất ngờ
tuyên bố không tham gia bất kỳ cuộc hội họp nào có sự phân biệt đối xử
giữa các thành viên là người Do Thái.
còn làm việc cho Graham-Newman, ông đã phá vỡ thứ văn hóa phân biệt
đối xử của những năm 1950 và chủ nghĩa bài Do Thái tồn tại trong đầu
óc của các bậc cha ông trong gia đình mình để thiết lập các mối quan hệ
kinh doanh và bạn bè với một mạng lưới rộng lớn những người Do Thái.
Ông còn cảm thấy mình có nét giống người Do Thái trong một vài suy
nghĩ; vị trí là những kẻ ngoài cuộc của họ phù hợp với cảm nghĩ của ông
về sự lỗi nhịp và sự đứng vào hàng ngũ của những kẻ thấp cổ bé miệng
của ông. Trước đó ít lâu, Buffett đã rút ra khỏi Rotary Club vì lấy làm
khó chịu bởi sự cố chấp của một người trong ban điều hành của tổ chức
này. Tuy nhiên, ông không hề nói với bất cứ ai về lý do ông rút lui. Giờ
đây, ông tự mình đứng ra bảo lãnh cho một người bạn Do Thái tên là
Herman Goldstein được làm thành viên Câu lạc bộ Omaha.
Vì một trong những lý do căn bản mà những câu lạc bộ như Omaha Club
thường sử dụng để biện hộ cho các chính sách của mình là “bọn họ có
câu lạc bộ riêng và họ không cho chúng tôi làm thành viên” nên Buffett