Củng cố tổ chức, rèn luyện lực lượng
Năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước vào giai
đoạn phản công giành thắng lợi quyết định. Vùng đồng bằng Bắc Bộ mà
các tướng Pháp xem như “cái then cửa của vùng Đông Nam Á” bị uy hiếp
nghiêm trọng. Thực dân Pháp tiếp tục đưa tù binh, tù chính trị ở các nhà lao
và trại tù binh ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chuyển vào Nam Bộ rồi
thanh lọc, đày ra Côn Đảo.
Đoàn tù án thứ 3 ở Hỏa Lò Hà Nội đến Côn Đảo ngày 13-2-1953, gồm
75 người, mức án từ 7 năm trở lên, trong đó có một số cán bộ là Huyện ủy
viên như Đồ Hoàng Trừ, Trần Công Hiệu, Nguyễn Văn Thế (Hùng Hậu).
Chưa đầy một tháng sau, họ được tham dự sinh hoạt chính trị đầu tiên do
Đảo ủy tổ chức: Lễ tang Xtalin (5-3-1953). Ngày ấy toàn đảo để tang,
không ồn ào. Các khám đều làm lễ truy điệu chia sẻ nỗi đau buồn với nhân
dân Liên Xô anh em. Ít ngày sau, đoàn tù án chính trị cuối cùng của các
tỉnh phía Bắc bị phân tán về các sở tù khổ sai.
Tháng 4 năm 1953, thực dân Pháp đưa 25 tù binh ở Nam Bộ ra Côn Đảo.
Tháng 5 năm 1953, chúng đày tiếp 125 tù binh ở Bắc Bộ và Trung Bộ ra
đảo. Ngày 30- 6-1953, chuyến tù binh cuối cùng gồm 25 sĩ quan, đã trải
qua hầu hết các trại tù binh từ Bắc vào Nam bị đày ra đảo. Theo báo cáo
của Đảo ủy gửi về Trung ương, đến tháng 9-1953 toàn đảo có 1.847 tù án,
490 tù binh. Đảng bộ nhà tù có 500 đảng viên, trong đó 170 đảng viên ở
khối tù binh, 330 ở khối tù án. Trên 100 đảng viên đã từng giữ các chức vụ
từ bí thư chi bộ đến bí thư Đảng ủy; 6 người nguyên là Tỉnh ủy viên.
Các anh Đỗ Hoàng Trừ (Sở Củi-Chuồng Bò), Trần Công Hiệu (Lò Vôi)
trong đoàn tù án chính trị mới ra; Lê Thành Tích (khu Trần Phú), Hoàng
Nam tức Phan Xuân Tiềm (khu Hoàng Sâm) được bổ sung vào Đảo ủy. Các
anh Tùng Lam, Trần Nam, Hoàng Sinh Hồng (Đảo ủy viên khóa 3), lần