LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 554

Củng cố lực lượng, chuẩn bị đón thời cơ

Trong hai năm 1973 và 1974, Mỹ - ngụy vẫn tiếp tục lưu đày nhiều

chuyến tù chính trị ra Côn Đảo. Theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Nha cải
huấn ngụy, tù chính trị bị giam giữ tại các Trung tâm Cải huấn đều được
gọi là “can phạm phá rối trật tự trị an”. Hàng ngàn người không có chứng
cứ phạm tội, chưa từng ra toà lần nào cũng bị gán cho những bản án như
vậy. Theo một bản báo cáo của tù chính trị Côn Đảo gửi cho Trung ương
Cục miền Nam, tính đến ngày 19-7-1973, địch đã chuyển 2.201 tù chính trị
thành án “gian nhân hiệp đảng”.

Nhằm tạo giải pháp thiết thực phòng thủ Côn Đảo, từ năm 1974, ngụy

quyền Sài Gòn chuyển cơ sở hành chánh Côn Sơn trực thuộc chính quyền
Trung ương thành thị xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định. Trung tâm cải
huấn Côn Sơn đổi thành Trung tâm cải huấn Phú Hải. Các trại giam cùng
được đổi tên thành Phú Hải, Phú Sơn, Phú Hưng, Phú Thịnh, Phú Phong,
Phú Tường...

Những người tù chính trị Côn Đảo hiểu rất rõ bản chất ngoan cố của

ngụy quyền Sài Gòn. Trong lúc tận dụng yêu tố pháp lý cua Hiệp định Paris
đế đấu tranh giành lợi thế cho mình và lên án sự phi pháp của kẻ thù trước
dư luận, những người tù chính trị Côn Đảo vẫn tích cực chuẩn bị những
điều kiện tự giải phóng cho mình khi có thời cơ thuận lợi.

Thời gian này, các tổ chức trong nước và quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ,

ủng hộ cả vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh của tù chính trị Côn
Đảo. Chị Trần Thị Ngọc Sương, cán bộ phụ vận của Thành ủy Sài Gòn -
Gia Định đã tổ chức được một tổ nòng cốt trong số công chức làm việc ở
Bưu điện Sài Gòn hết lòng giúp các thân nhân và các tổ chức thuộc Ủy ban
Vận động cải thiện chế độ lao tù gửi bưu phẩm cho tù chính trị Côn Đảo.
Chị Sương đã vận động một cốt cán ra làm Trưởng ty Bưu điện Côn Đảo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.