Quốc, thì cuộc cách mạng về tri thức do nghề in phát động sẽ không thể nào xảy ra được. Quyển Kinh
thánh của Johannes Gutenberg, một trong vài quyển sách đầu tiên được in trên giấy da, cần đến da của
300 con cừu. Có lẽ châu Âu sẽ cạn kiệt cừu trước khi các nhà in thực hiện đơn đặt hàng in sách. Mặc dù
kiếm được quyển sách in không khó bằng sách chép tay, nhưng sách in vẫn còn rất đắt và tại các thư viện
sách được buộc chặt vào kệ để làm nản lòng các kẻ trộm.
Các vũ khí dùng thuốc súng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử y học vì các nhà phẫu thuật buộc
phải ứng phó với các vấn đề mà Hippocrates và Galen chưa hề biết. Có lẽ người Trung Quốc phát minh
ra thuốc súng và la bàn, nhưng những người khác lại cho rằng đã có phát minh trước hoặc phát minh độc
lập. Khi người Âu cầm la bàn đi khắp thế giới, họ đã mang về những cây cỏ, động vật và thuốc chữa
bệnh mới và đồng thời cũng để lại sau gót chân của họ những tai họa về sinh thái và nhân khẩu làm thay
đổi thế giới.
CÁC NHÀ NHÂN VĂN Y HỌC
Cuộc Cách mạng Khoa học nói chung được coi là sự thay đổi lớn của các ngành khoa học vật chất xảy ra
trong thế kỷ thứ 16 và 17, và trước tiên gắn liền với các tên tuổi như Nicolaus Copernicus (1472-1543),
Johannes Kepler (1571-1630), Galileo Galilei (1564-1642), và Isaac Newton (16421727). Một số học giả
cố đào sâu vấn đề vì sao Cuộc Cách Mạng Khoa học lại xảy ra tại châu Âu vào thế kỷ thứ 17, thay vì tại
Trung Quốc hoặc những vùng thuộc Hồi giáo, là những nơi đã đạt được trình độ khoa học và kỹ thuật
tinh xảo nhiều thế kỷ trước đó. Những học giả khác khi bàn về vấn đề này lại lập luận rằng chưa hề xảy
ra những thứ tương tự như Cuộc Cách mạng Khoa học châu Âu. Xét cho cùng, trong suốt thời kỳ gọi là
Cuộc Cách mạng Khoa học, mối quan tâm về chiêm tinh học, giả kim thuật, ma thuật, tôn giáo và học
thuyết vẫn còn tồn tại. Tuy vậy, các học giả khác xem cuộc Cách mạng Khoa học chỉ là một ẩn dụ có cơ
sở về một sự quá độ của toàn cảnh thế giới từ thời tiền-hiện đại sang hiện đại trong đó khoa học là mấu
chốt của cuộc sống và tư tưởng. Các tác giả sống qua thời đại theo truyền thống được gọi là thời Phục
hưng thường bày tỏ cái nhận thức đầy sợ hãi khi thấy các luồng tư tưởng đổi thay, chẳng hạn như học
thuyết của Copernic. John Donne (1572-1631), nhà thơ và tu sĩ người Anh, nghĩ rằng hình ảnh lấy Mặt
trời làm trung tâm của vũ trụ có thể rất đúng, nhưng ông ta lại than vãn rằng nền triết học mới “làm nghi
ngờ tất cả mọi thứ”. Đúng vậy, thế giới đã mất cái tính “nhất quán” truyền thống. Con người không còn
biết tìm Mặt trời, Trái đất và các hành tinh khác ở đâu. Tuy thế các nhà thơ và trí tuệ con người dần dà có
thể điều chỉnh ngay cả sự chuyển dịch của Trái đất và Mặt trời. Alexander Pope (1688-1744), trong bài
“Luận về Con người” (1734), thấy rằng viễn cảnh mới gây hứng khởi hơn là gây khiếp sợ, và hy vọng
rằng những tư tưởng mới về vũ trụ có thể cho chúng ta biết “vì sao Thượng đế tạo ra chúng ta như hiện
nay”.
Vì vậy, đúng khi thời Phục hưng chuyển đổi các ngành nghệ thuật, thì sau đó cuộc Cách mạng khoa học
đã chuyển đổi các tư tưởng về bản chất của vũ trụ và bản chất con người. Trong giai đoạn từ 1450 đến
1700, chủ nghĩa kinh viện thời Trung cổ được thay bằng một phương cách mới để hiểu về thế giới tự
nhiên. Áp dụng phương thức suy nghĩ mới này vào giải phẫu học, sinh lý học và giáo dục y khoa sẽ
không thể nào thực hiện được nếu không có sự tham gia của các học giả chủ trương nhân văn. Giống như
các học giả kinh viện thời Trung cổ, các nhà nhân văn dành nhiều thời gian cho từ ngữ và sách vở và
công việc khó khăn là kết hợp kinh nghiệm và thực hành vào nền học vấn cổ điển. Trong khi sự náo
động tri thức và những say mê về tính uyên thâm của giai đoạn này đầy độc đáo, thì tôn giáo vẫn còn
thấm đậm vào đời sống thời Trung cổ và cái cách mà các học giả, họa sĩ, nhà thám hiểm và các triết gia