NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 100

Người gái H’mông, khi bị xô đẩy phải đứng trước hàng loạt những trái ngang ở đời,

trong đấy có thân phận làm dâu khổ ải, bị dồn ép vào: "con đường nát lòng không tận", tái-
lặp-lại những phản ứng mang bản chất tộc người: Nổi loạn hoặc Tự tử. về nổi loạn, dân ca
làm dâu cũng thấy xuất hiện các hình thức nổi loạn, tuy nhiên, tương đối ít. Hình thức nổi
loạn thường là bỏ trốn. Song chạy đâu cho thoát, bởi "phận làm dâu đã như con ngựa trong
tàu". Âm mưu bỏ trốn trong dân ca H’mông: "đôi ta đi, đi đến tận quê hương người khác"
thường được ký thác vào miệng chàng trai tình nhân của cô, chứ hiếm khi từ chính miệng
cô dâu

[80]

. Và những "lạc quan" trên bước đường bỏ trốn thì le lói rọi hắt lại như ánh hồi

quang của một niềm an ủi mang tính ảo tưởng trong nội tâm rọi phóng vào dân ca nhiều
hơn là hiện thực có ở đời. Chỉ có một hình thức "nổi loạn" cụ thể nhất, liên tục diễn ra mà
dân ca ghi nhận được là tự tử. Cái chết là một hướng giải quyết bế tắc thường gặp của thân
phận làm dâu khổ ải. Người con gái H’mông, dù thừa hưởng cái bất khuất, liều lĩnh mà tộc
người trao truyền lại vẫn không thoát được bi kịch. Trong cái uất ức của người con gái
H’mông, thật khó tìm thấy ở nơi tộc người khác một thái độ quyết liệt và dám liều đến như
vậy, cái điệp khúc "chỉ có chết" đầy quyết liệt của dân ca, được treo lơ lửng ngay mấy câu
đề từ cho phần phân tích này hẳn đã hiển lộ ít nhiều ý nghĩa. Ở chỗ khác thì sự táo bạo, liều
lĩnh, ngang tàng của người (gái) H’mông bộc lộ rất rõ nét:

"Chết được thì con chết ngay

Để đi tìm chồng khác mới quên nổi con đường này nắng bỏng"

(Doãn Thanh 1984)

hay:

"Bố bảo người ta nắm tóc con đi, con cũng không đi

Người ta có kề dao vào cổ

Con cũng có gan thà theo dòng nước chảy"

(Doãn Thanh 1984)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.