NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 64

“Người H’mông ta ở Quí Châu đến

Vì người H’mông ta không biết chữ

Thua kiện người Hán ta mới đi...”

[54]

(Doãn Thanh 1984)

Cụ thể hơn, truyện kể dân gian lại cung cấp thêm một lí do sâu xa về nỗi thống khổ

của người H’mông. Đọc vắn tắt truyện kể Người Mèo bị mất chữ:

Xưa có một con quỷ độc ác, đã dùng mưu hèn kế hiểm, liếm mất chữ trong tay vị Vua Mèo tài trí. Từ

đó, người Mèo mới bị mất chữ. Nên: “Mất chữ, người Mèo không còn biết gì: tra ngô trái mùa, ngô không

mọc; không còn biết trăng khuyết trăng tròn ra sao; không còn biết đất nào tốt hay xấu; vào rừng thì lạc

rừng, xuống suối thì lạc bến, không biết giới mưa nắng lúc nào. Mất chữ, người Mèo khổ lắm, làm cái gì

cũng không nên ăn. Người Mèo liền mổ trâu lớn tế giới. Tiếng kêu đến tận thiên đình” (Doãn Thanh và...

1963: 41).

Khảo cổ “vô thức truyện kể”, sẽ trình ra mấy sự kiện đáng chú ý: 1/ Truyện kể hợp với

nhiều dữ liệu văn học dân gian khác, cho thấy, người H’mông luôn rất khao khát chữ. Có
một “phức cảm tự ti” vì mất chữ trong folklore H’mông. 2/ Truyện kể lưu dấu ấn về ông
Vua Mèo huyền thoại, gắn với sự tích tìm kiếm chữ cho tộc H’mông. Sau này, ta sẽ gặp lại
các truyền bản sống động của ông Vua Mèo ấy ở đời, trong các phong trào cứu thế đậm
chất H’mông. Bởi một dấu hiệu quan trọng, thuộc về cấu trúc niềm tin, gắn liền với sự xuất
hiện của ông vua cứu thế rất thường xuyên là các thiên sứ báo tin, hay người thừa hành.
Thiên sứ đó có thể là thầy mo, hoặc một cá nhân bất kỳ của tộc người có dấu hiệu trở thành
thiên sứ
. Ví như, một giấc mơ thiêng tái lặp sự kiện người nằm mơ nhận điềm hiệu triệu
cứu thế của vua Mèo huyền thoại - cổ mẫu người anh hùng cứu thế H’mông. Nhưng dù là
ai, thì thiên sứ sẽ có sức mạnh niềm tin lớn lao hơn trong tâm thức cộng đồng H’mông nếu
ông ta xuất hiện cùng với điềm báo quyền năng đọc được bộ chữ H’mông huyền thoại. Một
thiên sứ trong phong trào cứu thế H’mông, vì thế, sẽ có sức mạnh siêu nhiên lớn lao hơn
nữa khi kẻ ấy gắn thân phận thiêng của mình với việc đọc được bộ chữ cổ thần bí của người
H’mông. Như thế, ám ảnh chữ viết và người anh hùng cứu thế, vấn đề thường được biết
đến như là động cơ vô thức để người H’mông “nổi loạn”, còn mang theo một hệ lụy đó là
di dân H’mông. Quả thực, không có gì nhanh chóng thúc đẩy bước chân di dân H’mông
nhanh hơn khi nghe được tin tức về một vị anh hùng cứu thế H’mông xuất hiện ở một nơi
nào đó. Người H’mông dễ dàng bỏ lại tất cả, vượt đồi núi, tìm về để khuếch tán mạnh hơn
trường hoạt động của cứu thế luận trọng niềm tin tập thể H’mông.

Thêm nữa, một động cơ vô thức của di dân, là luôn có một sự kiện đáng chú ý về “ám

ảnh Hán” trong tâm thức H’mông. Di dân, ban đầu là chạy trốn để tránh xa nạn bức hại tộc
người. Quá trình dài lâu đó cứ lặp đi lặp lại trong lịch sử, cuối cùng, di dân thành căn tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.