Enoch
SÁCH ENOCH QUYỂN 1.
Chương 1 – chương 36: KHẢI TƯỢNG CỦA ENOCH.
Giới thiệu về sách Enoch.
Đầu tiên chúng ta biết về Enoch trong sách Sáng Thế Kí chương 5, nhưng nó khiến chúng ta phải đặt ra
nhiều câu hỏi thắc mắc. Sách Do Thái chương 11 cho ta những câu trả lời đó, và cả sách Giuđa cũng có
trích dẫn nhắc đến Enoch. Vậy bằng cách nào mà sách Giuđa biết đến những lời của Enoch, trong khi nó
không có trong quy điển Kinh Thánh? Câu trả lời chính là sự tồn tại của “Quyển sách của Enoch”. Đây là
quyển sách không những được sách Giuđa trích dẫn ra, mà còn do chính James – người anh em họ hàng
trần thế của Chúa Giêsu Kitô – đã trích dẫn.
Trong sách Giuđa câu 14-15 và Enoch quyển 1 chương 1 câu 9 có ghi chép: “ Đến nỗi Hê-nóc, đời thứ bảy
kể từ A-đam, đã nói tiên tri về chúng nó rằng: Kìa, Chúa đến với hàng chục ngàn các thánh của Ngài, để
thi hành sự phán xét trên mọi người; và để chỉ tội hết thảy những kẻ không tin kính ở giữa họ, về mọi
việc không tin kính mà chúng nó đã phạm, cùng mọi lời nói nghịch mà những tội nhân không tin kính đó
đã nói nghịch lại Ngài.”
Quyển sách của Enoch là gì? Và nó đến từ đâu? Enoch là ông nội của Noe. Chương 68 câu 1 có chép “Và
sau đó, ông cố nội Enoch đã truyền lại cho tôi tất cả những bí mật trong cuốn sách và cả những khải
tượng mà Thiên Chúa đã cho ông thấy, thảy ông đều trao cho tôi trong cuốn sách này”. Đó là lý do tại
sao cuốn sách này vẫn còn lưu giữ lại được sau cơn Đại Hồng Thủy, vì Noe đã mang những lời ghi chép
của tổ phụ mình lên tàu.
Quyển sách của Enoch đã tồn tại hàng thế kỉ trước khi Đấng Messia - Đấng Cứu Thế ra đời, và vẫn còn
được nghiên cứu bởi những nhà thần học Messia của Chúa (Messianic), hơn cả người Do Thái. Quyển
sách này sớm được coi là Kinh Thánh bởi Hội đồng Messianic. Các tài liệu sơ khai của các “cha
Messianic” cũng lấy nguồn từ quyển sách kì bí này. Vào nửa đầu thế kỉ thứ hai, trong “thư gửi tín hữu
Banana” có trích dẫn nhiều từ Sách Enoch. Thế kỉ thứ hai, thứ ba, nhiều nhân vật nổi tiếng cũng sử dụng
Sách Enoch, như: Justin Martyr, Irenaeus, Origin và Clement of Alexandria. Thậm chí ông Tertullian
(sinh160- mất 230 sau CN) đã gọi Sách Enoch là KINH THÁNH.
Giáo hội Ethiopia thậm chí đã thêm Sách Enoch vào giáo luật chính thức. Nó đã được biết đến rộng rãi
và được đọc trong 03 thế kỷ đầu tiên sau khi Chúa Giêsu giáng sinh. Tuy nhiên, sau Công đồng Laodicea,
sách Enoch và 1 số quyển sách khác bị coi là dị giáo và không đáng tin cậy. Vì bị cấm bởi chính quyền
thời bấy giờ, nên các quyển sách này cũng không còn xuất bản và dần biến mất.
Trong cuộc Cách mạng cải cách Tin Lành, mối quan tâm về Sách Enoch lại được nhen nhúm, vốn dĩ đã
không còn trong thế giới hiện đại. Cuối những năm 1400, có tin đồn lan truyền mạnh về Quyển sách
Enoch có thể có bản copy còn tồn tại. Lợi dụng điều này, nhiều bản dịch tự xưng là Sách Enoch nổi lên,
nhưng unhanh chóng bị phát hiện là giả mạo.
Sự trở lại của Sách Enoch đã biến mất từ lâu đối với thế giới phương tây hiện đại, được ghi nhận bởi nhà
thám hiểm nổi tiếng James Bruce vào năm 1773. Ông trở về sau sáu năm ở Abyssinia với 03 bản sao của
cuốn sách bị mất. Năm 1821 Richard Laurence xuất bản bản dịch tiếng Anh đầu tiên. Phiên bản R.H.
Charles nổi tiếng được xuất bản năm 1912. Trong những năm tiếp theo, một số phần của văn bản Hy Lạp
nổi lên. Sau đó với khám phá hang động thứ 4 tìm ra các Cuộn sách ở Biển Chết, 07 bản sao của văn bản
Aramaic đã được phát hiện.
Sách Enoch được chia thành năm phần cơ bản, nhưng đó là Sách Khải Tượng (chương 37-71) mang lại
các học giả gặp rắc rối nhất, vì nó chủ yếu liên quan đến một nhân vật gọi là "đấng Messia cứu thế",
“Đấng Công Bình”, “Đấng được chọn”, “Con Người”.
Chương 46:1-2 chép: