Hứa Tiếu Thiên
Thanh Cung Mười Ba Triều
Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 154
ĐÀN RẮN TRONG CÂY CỔ THỤ
Đáng lý ra Tôn là cha của đương kim hoàng đế thì không được vào quân
cơ. Đó là theo quy pháp của tổ tiên Thanh triều. Nhưng đưa Tôn vào quân
cơ, là có dụng ý của Tây thái hậu. Để làm việc đó, Tây thái hậu hạ một đạo
thýợng dụ nói nơi quân cơ có nhiều việc rất khẩn yếu, cần có Thuần thân
vương Dịch Tôn mới giải quyết được. Khi nào hoàng đế trưởng thành, đích
thân tham chính, lúc đó sẽ có ý chỉ mới.
Ông Đồng Hoà thấy đạo thượng dụ, cho thế không thể được, liền bảo Tả
thứ sử là Thịnh Dục tâu lên quyết liệt tranh đấu.
Thấy Dục cả gan như vậy, bọn Tả thứ sử Tích Quân và Ngự sử Triệu Nhĩ
Tốn cũng vội dâng thư lên khuyên can, nói Thuần Thân Vương không nên
tham dự vào việc quân cơ.
Từ Hi thái hậu đâu có chịu thua. Bà xuống ngay một đạo dụ mới chỉ vỏn
vẹn có bốn chữ: "Ưng vô dung nghị" (chớ có bàn bậy). Bọn đại thần xem
xong đành khoanh tay, câm miệng hến, không biết cách nào hơn.
Quang Tự hoàng đế vốn không hợp tính Thuần thân vương. Cha thực của
hoàng đế là Dịch Hoàn kia chứ đâu phải Dịch Tôn. Khổ cái là Dịch Hoàn
lại bất hoà với Tây thái hậu. Câu chuyện lẹo tẹo giữa bốn người là như vậy.
Khi Quang Tự hoàng đế vào cung, bà phúc tấn, vợ Dịch Hoàn, rất không
bằng lòng. Hai bà kể là chị em dâu với nhau.
Bà Phúc tấn này biết tính Tây thái hậu điêu xảo gian quyệt ra sao, cho nên
biết rằng con mình nếu để cho Tây thái hậu nuôi dưỡng thì sẽ khổ sở suốt
đời. Bởi thế, khi vua Quang Tự bước chân ra khỏi nhà, bà phúc tấn khóc
lóc thảm thiết, bảo với mọi người là Tây thái hậu đã giết con bà rồi. Không
ngờ lời nói này lại lọt vào tai Tây thái hậu. Từ đó Tây thái hậu ra mặt ghét
vợ chồng Dịch Hoàn, và cũng vì vậy nên bà chẳng ưa gì Quang Tự hoàng
đế.