06. Lê Phụng Hiểu và sự tích thác Đao Điền
Lê Phụng Hiểu người đất Băng Sơn, Châu Ái, nay là xã Dương Sơn,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không rõ sinh và mất năm nào. Thuở
hàn vi, ông nổi tiếng là người khỏe mạnh và võ nghệ hơn người. Sách Đại
Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2 tờ 12b) có đoạn chép về ông như sau:
“Hai thôn Cổ Bi và Ðàm Xá tranh nhau địa giới, toan đánh nhau. Phụng
Hiểu bảo người Cổ Bi rằng: -Một mình tôi có thể đánh được bọn họ.
Các vị bô lão mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thết đãi. Phụng Hiểu ăn
một bữa mấy đấu gạo liền, uống cũng quá mức, rồi đến khiêu chiến với
thôn Ðàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng lưng mà nhổ cây đánh tới tấp,
nhiều người bị thương. Thôn Ðàm Xá sợ, phải trả lại ruộng cho thôn Cổ
Bi”.
Nhờ danh tiếng ấy mà ông được Lý Thái Tổ dùng, cho làm tướng, thăng
dần đến chức Vũ vệ tướng quân
. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ
mất, tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức mưu giết Thái tử Ph̑t
Mã để giành ngôi. Lê Phụng Hiểu cùng các tướng như Dương Bình, Quách
Thịnh và Lý Huyền Sư có công lớn trong việc dẹp loạn. Chính Lê Phụng
Hiểu là người đã chém Vũ Đức Vương chết ngay trong cung thành. Cũng
sách trên đã chép:
“Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận trước linh
cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho Thái tử biết. Thái tử úy lại
rằng: -Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được
thân thể do cha mẹ sinh ra, đều là nhờ sức của các khanh cả. Ta thường
xem sử nhà Ðường thấy Uất Trì Kính Đức cứu nạn cho vua, tự nghĩ là bề
tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu
còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều.
Phụng Hiểu lạy tạ hai lạy rồi nói: -Đức của Điện hạ cảm động cả trời đất,
kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều vì chức phận mà
giết đi, bọn thần có công sức gì?