20. An Tư vì nước quên thân
Tháng chạp năm Ất Dậu (tháng 1-1285), hơn nửa triệu quân Nguyên do
Thoát Hoan cầm đầu tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lần này, thế
giặc rất mạnh, quân ta phải tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, tìm cơ
hội phản công sau. Giặc áp sát kinh thành Thăng Long, tình hình trở nên vô
cùng căng thẳng. Đúng lúc ấy, Trần Kiện lại đem toàn bộ gia quyến và liêu
thuộc đi đầu hàng, cánh quân một vạn người do y chỉ huy lâm vào thế
khủng hoảng nghiêm trọng. Vua Trần Nhân Tông một mặt sai Đỗ Khắc
Chung vào thẳng sào huyệt giặc, mượn cớ đi thương thuyết để do thám,
mặt khác lại đưa Công chúa An Tư vào hiến cho Thoát Hoan, nhằm khéo
léo cản bước tiến của tên tướng hung hãn này. Công chúa An Tư là con gái
út của vua Trần Thái Tông (1225-1258), em của Thượng hoàng Trần Thánh
Tông. Người con gái ấy vì nước mà ra đi, đem tấm thân ngàn vàng để góp
phần cứu nguy cho xã tắc.
Tháng 3-1285, An Tư vào dinh Thoát Hoan (ở bờ Bắc sông Hồng). Cơn
đam mê đã khiến Thoát Hoan chậm trễ tấn công vào Thăng Long, và đó là
cơ hội quý giá để triều Trần có thể rút lui một cách an toàn khỏi thủ đô. Về
sự kiện này, sách Đại Việt sử
kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 47 a) chép một cách gọn gang rằng “sai
người đem Công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát
Hoan, ấy là muốn làm thư giãn nạn nước vậy”.
Lời bàn
Phàm là nữ nhi, ai chẳng muốn có một tấm chống để hưởng hạnh phúc
và để nương thân. Thứ dân còn có quyền khao khát như vậy, huống chi là
bậc tôn quý như Công chúa An Tư. Song, giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
An Tư đã đánh theo cách đánh của mình. Lẫm liệt thay!