31. Mạc Đĩnh Chi đi sứ
Mạc Đĩnh Chi quê ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ Trạng nguyên khoa Giáp
Thìn (1304). Ngay sau khi đỗ đạt, ông được sung chức Nội thư gia
bốn năm sau (năm Mậu Thân, 1308), ông được cử cầm đầu phái bộ sứ giả
sang nhà Nguyên, mừng việc Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Có một mẩu
chuyện thú vị đã xẩy ra trong chuyến đi sứ này của ông, được sách Đại Việt
sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 24 a và b) ghi lại như sau:
“Đĩnh Chi thấp bé nên người Nguyên khinh ông. Một hôm, viên Tể
tướng mời ông vào phủ, cho cùng ngồi. Lúc ấy, đang hồi tháng 5 tháng 6.
Trong phủ có treo bức trướng mỏng, trên thêu hình con chim sẻ vàng đậu
cành trúc. Đĩnh Chi vờ làm như mình nhầm tưởng là chim sẻ thật rồi chạy
đến bắt. Người Nguyên thấy vậy cười ồ, cho là người phương xa bỉ lậu (thô
bỉ, quê mùa). (Bất thình lình), Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống, xé đi. Mọi
người lấy làm lạ, hỏi tại sao, Đĩnh Chi đáp rằng, tôi nghe người xưa vẽ
cành mai và chim sẻ chứ chưa hề thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ.
Nay bức trướng của Tể tướng lại có hình chim sẻ đậu cành trúc. Trúc là
biểu tượng của bậc quân tử, chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân, Tể
tướng làm như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân
sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu
nhân vậy. Mọi người nghe vậy đều phục tài ông”.
Lời bàn
Đĩnh Chi người thấp bé mà tài cao, đi sứ không làm nhục mênh Vua, một
lòng canh cánh lo gìn giữ quốc thể, thật đáng kính lắm thay. Những kẻ ngạo
mạn cười ồ khi Đĩnh Chi giả vờ bắt chim sẻ sau khi nghe Đĩnh Chi cắt
nghĩa việc làm cua mình chẳng hay họ có biết chính họ đã bị Đĩnh Chi
mắng xéo là lũ tiểu nhân hay không. Xé bức trướng xong lạị nói vì thánh
triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân, hẳn Đĩnh Chi muốn ngầm bảo rằng, sao mà
thánh triều lắm tiểu nhân đến vậy.