32. Trần Khắc Chung mất hết dũng khí
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng
hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem công chúa Huyền Trân gả
cho vua Chiêm Thành lúc ấy là Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân cũng đã đem
đất hai châu Ô và Lý (vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị
cộng với toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay) dâng cho Đại Việt làm sính lễ.
Tháng 5 năm Đinh Mùi (1307), nghĩa là chỉ mới được mười một tháng
kể từ khi Huyền Trân Công chúa về Chiêm Quốc thì Chế Mân mất. Hay tin
này, Trần Anh Tông vội sai quan Nhập nội Hành khiển, Thượng thư Tả bộc
xạ
là Trần Khắc Chung, cùng với An phủ sứ Đặng Văn vào Chiêm Thành
để tìm cách cứu Huyền Trân Công Chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản
kỉ, quyển 6, tờ 22 b và 23 a) viết rằng: “Theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua
mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ
Công chúa bị hại, bèn sai bọn Khắc Chung mượn cớ sang viếng tang, rồi
nói, nếu hỏa táng Công chúa trước thì việc làm chay không có người chủ
trương, chi bằng trước ra bờ biển chiêu hồn ở chốn ven trời, đón linh hồn
(Chế Mân) cùng về rồi hãy lên giàn hỏa thiêu. Người Chiêm nghe theo. (Ra
biển), Khắc Chung dùng thuyền nhẹ, cướp lấy Công chúa đem về, rồi tư
thông với Công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới
về đến kinh đô. Hưng Nhượng Đại vương (tức Trần Quốc Tảng, con thứ
của Trần Hưng Đạo) ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu
rằng, thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước, họ tên nó là Trần
Khắc Chung (ba chữ này cũng có nghĩa là nhà Trần sắp mất đến nơi – ND),
thì nhà Trần lại mất về nó chăng? Khắc Chung thường sợ hãi né tránh”.
Lời bàn
Trước đó hơn hai chục năm. khi đất nước đang cơn binh lửa, chính Trần
Khắc Chung đã dũng cảm nhận mệnh vua Trần, hiên ngang đi vào sào
huyệt nguy hiểm của giặc, khiến cho tướng giặc là Ô Mã Nhi phải kính nể.
Đến đây, giang sơn thái bình, họa binh đao không còn nữa. Hưng Nhượng
Đại vương dù sao cũng không thể đem ví với Ô Mã Nhi, vậy mà sao Trần