Mấy lời dẫn chuyện về triều Hồ
Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 8, tờ 33-a) cho biết rằng, Hồ
Quý Ly, tự là Lý Nguyên, người gốc ở Chiết Giang (Trung Quốc). Vào thời
Ngũ Quý (Cũng gọi là thời Ngũ Đại Thập Quốc, 907-960), tiên tổ của Hồ
Quý Ly là Hồ Hưng Dật được cử sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An
ngày nay). Hồ Hưng Dật làm nhà ở thôn Bào Đột, về sau, con cháu Hồ
Hưng Dật trở thành trại chủ của đất này. Thời Lý (1010-1225), họ Hồ đã có
người lấy Công chúa Nguyệt Đích
, sinh ra Công chúa Nguyệt Đoan
dẫu vậy, họ Hồ vẫn chưa phải là một cự tộc
Đến đời thứ 12, một người của họ Hồ ở Diễn Châu là Hồ Liêm đã di cư
ra vùng Đại Lại (Thanh Hóa), làm con nuôi của quan Tuyên úy
Lê Huấn,
nên nhận là người họ Lê. Nếu coi Lê Huấn là tổ thì Hồ Quý Ly là cháu bốn
đời của ông. Bởi mối quan hệ này, sử cũ vẫn gọi Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly.
Thuở nhỏ, Hồ Quý Ly theo học võ nghệ với Sư Tề. Sư Tề người họ
Nguyễn, có người con trai là Nguyễn Đa Phương cũng rất giỏi võ nghệ. Hồ
Quý Ly kết nghĩa anh em với Nguyễn Đa Phương.
Về đường danh vọng, tuy là được xây đắp phần lớn bằng thủ đoạn và hẳn
nhiên là cả bằng xương máu của nhiều người nữa, song, quả là cổ kim hiếm
có nhân vật lịch sử nào có thể sánh được với Hồ Quý Ly. Sách Đại Việt sử
kí toàn thư viết:
“Đời Trần Nghệ Tông (1370-1372 – ND), từ chức Chi hậu tứ cục
chánh chưởng
, thăng lên Khu mật viện đại sứ
, lên Tiểu tư
không
, tiến phong Đồng bình chương sự
, sau liên tiếp gia phong
tới Phụ chính thái sư nhiếp chính, Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương,
Quốc tổ chương hoàng
rồi thay nhà Trần, đặt quốc hiệu mới là Đại
Ngu, trở lại họ Hồ, chưa đầy một năm thì truyền ngôi cho con là Hán
Thương”.
Triều Hồ chỉ tồn tại được vỏn vẹn chưa đầy 7 năm (1400-1407) nhưng
lại là triều đại có lắm chuyện đáng lưu tâm. Có những chuyện do chính bản