VỪA LƯỜI VỪA BẬN VẪN GIỎI TIẾNG ANH - Trang 144

28.

29 Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong tiếng

Anh (2)

Chào mừng các bạn đã quay trở lại. Có lẽ ở bất kì ngôn ngữ nào thì

người nói cũng cần bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của họ một cách mạnh mẽ
đúng không các bạn? Tiếng Anh cũng không phải là một ngoại lệ, hôm nay
Thương và Linh sẽ giới thiệu cho các bạn một số

cấu trúc nhấn mạnh ý

trong tiếng Anh

nhé.

Có thể kể đến đó là

thể bị động.

Mục đích của thể bị động là để cho

người hay vật bị tác động đến được đưa lên đầu câu để được tập trung nhấn
mạnh. Người viết hay nói dùng câu bị động để chúng ta tập trung vào phần
đầu của câu, tức là chú ý vào việc gì đã xảy ra với

ai, thế nào hơn là ai là người gây ra hành động đó.
Ví dụ:

A new rule is being introduced.

(Một luật lệ mới đang được đưa

ra). Câu này không nhắc đến tác giả của luật lệ đó nên mọi sự chú ý của
chúng ta đều hướng vào việc một luật lệ mới sắp được áp dụng.

Cách nhấn mạnh thứ hai đó là

cấu trúc đảo ngữ

, bằng cách đưa các

cụm từ như là

at no time

: chưa bao giờ, hay là

under all circumstances

:

trong bất kì trường hợp nào. Thậm chí các trạng từ như là

never, rarely,

hardly, v.

v cũng được đưa lên đầu nữa.

Thương ơi, theo như Linh được biết thì đảo ngữ trong tiếng Anh vô

cùng đa dạng, có đến tận 18 loại đảo ngữ khác nhau. Thương có thể lấy một
ví dụ đơn giản để các bạn có thể dễ hình dung hơn không?

Chắc chắn rồi Linh à. Ví dụ: Tớ muốn nói tớ biết rất ít về máy tính. Tớ

sẽ nói là:

Little do I know about computers. Little

được đưa lên đầu câu,

sau đó đến trợ động từ

do

rồi đến chủ ngữ

I

rồi đến động từ

know

.

Câu này nghe hơi văn vẻ Linh nhỉ. Cho nên Linh đoán là các cấu trúc

nhấn mạnh thường được

vận dụng trong văn viết nhiều hơn là trong giao tiếp thường ngày

Thương nhỉ?

Thương hoàn toàn đồng Ý với Linh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.