thời, bạn hãy tiến hành việc này: yêu cầu ba người (những người biết rõ và
thấy được khuyết điểm của bạn) xác định mức độ bạn đưa ra những lời bào
chữa.
Nếu con số họ đưa ra có mức trung bình hơn 10%, bạn cần tập trung giải
quyết vấn đề này. Đầu tiên, hãy yêu cầu những người đó giúp bạn không
bào chữa nữa. Thứ hai, tự rèn luyện bằng cách trả lời câu hỏi “Tôi có thể
học được gì từ điều này?”, chứ không phải là “Tôi sai ở đâu?”
3. Bạn có thái độ như thế nào trước những thử thách của cuộc sống? Bạn có
trông đợi các trở ngại và thất bại không? Bạn thường làm gì nếu không
thành công ngay lập tức? Bạn có từ bỏ và chuyển sang một việc khác hay
vẫn tiếp tục theo đuổi?
Khả năng chịu đựng xuất phát từ nhận thức cuộc sống luôn có những khó
khăn và trở ngại, từ việc phát triển thói quen vượt qua nghịch cảnh và
không lùi bước trước bất kỳ trở ngại nào. Khi bạn lại muốn từ bỏ, hãy tự
thúc đẩy mình để tiến thêm một bước. Sau đó, hãy đánh giá lại và xem liệu
bạn có cần phải tiến thêm một bước nữa hay không.
4. Bạn áp dụng quan niệm cuộc sống là một chuỗi các chặng đua ngắn vào
cuộc đời mình như thế nào? Nó sẽ giúp bạn thay đổi cách tiếp cận một
nhiệm vụ, một trách nhiệm hay một cơ hội ra sao?
5. Để khai thác tiềm năng cũng như phát huy tối đa tài năng của bản thân và
trở thành người tài năng, bạn phải đánh đổi bằng điều gì? Hãy dành thời
gian suy nghĩ và lập ra hai danh sách: những thứ bạn muốn từ bỏ để bước
tới cấp độ cao hơn và những thứ bạn không muốn thỏa hiệp.