trong hai mươi ngôn ngữ cổ nhất thế giới, từ tương đương với từ niềm tin
có nghĩa gần với từ làm. Chỉ khi trở nên “tinh vi” hơn, con người mới bắt
đầu phân biệt nghĩa của từ này với từ kia. Chi tiết đó rất đáng chú ý vì hầu
hết mọi người đều tách biệt niềm tin khỏi hành động. Vậy làm thế nào để
hợp nhất hai khái niệm này? Hãy thể hiện thông qua niềm mong đợi của
chúng ta.
Chúng ta không thể sống không nhất quán với những mong đợi về bản thân.
Điều đó không xảy ra. Tôi từng nghe một câu chuyện về người đáng lẽ là
tiên phong trong ngành hàng không, anh ta đã chế tạo ra máy bay một năm
trước khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay lịch sử của mình tại
Kitty Hawk. Chiếc máy bay nằm im lìm trong nhà kho của nhà phát minh
này vì anh ta không dám cho nó bay. Có thể vì anh ta cho rằng trước đó
chưa có ai làm điều này. Có thể vì anh ta nghĩ mình sẽ thất bại – tôi không
rõ. Người ta nói rằng sau khi nghe tin về Orville và Wilbur Wright, anh ta
mới cho chiếc máy bay của mình hoạt động. Trước đó anh ta không đủ tự
tin vào bản thân để chấp nhận mạo hiểm.
Trên thế giới này có hai kiểu người: những người muốn làm mọi thứ và
những người không muốn mắc lỗi. Anh em nhà Wright thuộc kiểu thứ nhất.
Nhà phát minh đáng lẽ là người tiên phong cho ngành hàng không thuộc
kiểu người thứ hai. Nếu bạn là kiểu người thứ nhất, bạn đã sẵn sàng tin vào
bản thân và chấp nhận thử thách. Nhưng làm nếu bạn thuộc kiểu người thứ
hai? Một tin tốt là: bạn có thể phát triển.
Một câu chuyện trong cuốn sách có nhan đề Tough Times Never Last, but
Tough People Do! (Khó khăn không bao giờ kết thúc, nhưng người mạnh
mẽ có thể làm được điều đó!) của Robert Schuller kể về Edmund Hillary,
người đầu tiên trèo lên đỉnh núi Everest cùng với Tenzing Norgay, một
người Tây Tạng. Trước khi chinh phục thành công đỉnh Everest, Hillary là
thành viên của một đoàn leo núi khác, đoàn này không những không trèo
lên tới đỉnh mà còn để mất một thành viên. Tại một buổi tiếp đón dành cho