“James,” bá tước phu nhân nói, “anh đã ở với chúng tôi bao lâu rồi?”
“Khoảng ba mươi năm, thưa bà!” Anh trả lời.
“Theo tôi nhớ, anh được nhận vào làm để chămsóc chó.”
“Vâng, thưa bà!” James trả lời.
“James, nhưng con chó đó đã chết cách đây hai mươi bảy năm rồi.”
“Vâng, thưa bà!” James nói, “Vậy bà muốn tôi làm gì bây giờ ạ?”
Giống như James, quá nhiều người chờ đợi ai đó nói cho họ biết phải làm gì
tiếp theo. Hầu như mọi người đều có suy nghĩ, ý kiến và ý định tốt nhưng
nhiều người lại không bao giờ biến chúng thành hành động. Để làm được
cần sự đi đầu.
Hầu hết mọi người thừa nhận rằng đi đầu là có lợi nhưng họ vẫn chưa đánh
giá đúng giá trị của nó. Câu chuyện sau đây về việc đăng ký bản quyền phát
minh điện thoại có lẽ là minh họa điển hình nhất cho tính hiệu quả của sự đi
đầu. Thập kỷ 1970 là thời kỳ của công nghệ điện tín. Có hai người đàn ông
là Alexander Graham Bell và Elisha Gray đều rất say mê nghiên cứu và làm
việc miệt mài nhằm cải tiến công nghệ này. Cả hai đều có ý tưởng truyền
âm qua dây điện và cùng khám phá ra cách truyền giọng nói bằng đường
điện. Điều thú vị là cả hai người cùng gửi ý tưởng tới văn phòng đăng ký
sáng chế trong một ngày, ngày 14 tháng 02 năm 1876. Bell là người thứ
năm trong hồ sơ xin đăng ký bản quyền ngày hôm đó. Còn Gray cử luật sư
của mình đến nhưng người này đã đến chậm hơn Bell hơn một giờ đồng hồ.
Sau đó ông ta còn mất vài phút để xin một tờ thông báo − loại giấy tờ khai
báo ý định nộp đơn xin đăng ký bản quyền. Một vài phút đó khiến Gray mất
cả gia tài. Tuyên bố sáng chế của Bell được công nhận tại tòa dù Gray phàn
nàn rằng ông đã có ý tưởng đó trước.