thanh, mùi vị hay kích thích những giác quan khác sẽ chạm thẳng vào trải
nghiệm sống của người nghe nhiều hơn so với các nhà lãnh đạo chỉ sử dụng
những từ ngữ có tính chất lôi cuốn trí tuệ của người nghe.” Nói cách khác,
những diễn giả có sức cuốn hút thường sử dụng các từ ngữ có tính kích
thích những trải nghiệm của giác quan nhằm đạt đến điểm kết nối chung với
người nghe ở cấp độ cảm xúc, ví dụ như “giấc mơ”, “ngọt ngào”, “trái tim”.
Chúng ta hãy nhớ lại từ “giấc mơ” của Arnold về một tiểu bang California
mới. Và cả Martin Luther King Junior với “giấc mơ” về một xã hội không
phân biệt màu da.
Nguyên nhân của sự cuốn hút đó là vì một số lý do sau:
Bạn sẽ lôi cuốn và duy trì sự chú ý của người nghe. Những hình ảnh
thì rất cụ thể, trong khi các khái niệm trừu tượng thường rất khó hiểu,
khó nhớ và không có khả năng truyền cảm hứng.
Khán giả sẽ nhớ đến bạn rất lâu sau buổi nói chuyện. Mọi người
không thể hành động xa hơn nếu họ không nhớ. Những hình ảnh sống
động sẽ tạo ra cảm hứng bởi đó là những trải nghiệm giàu hình ảnh, có
khả năng ăn sâu vào tâm trí của khán giả.
Bạn sẽ chiếm được tình cảm của người nghe. Hầu hết mọi người sẽ
không hành động nếu nhận được những thông điệp không khiến họ
phải xúc động. Theo các nhà nghiên cứu ở Cornell thì những nhà lãnh
đạo có khả năng truyền đạt thông điệp của mình bằng những ngôn từ
giàu hình ảnh sẽ thúc đẩy sự phản hồi mạnh mẽ hơn về phương diện
cảm xúc nơi người nghe, khiến họ sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận
viễn ảnh do người lãnh đạo phác họa và cuối cùng là sẽ hành động dựa
theo đó.
Sứ mệnh cao cả: Trước hết là Lý do, chứ không phải Cách làm