10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 179

8. Đố Kỵ Giết Bạch Khởi


Tần Chiêu Vương sau khi giao hảo với nước Tề và nước sở, tức đã hoàn thành sách lược "giao hảo
với nước xa", liền thực thi sách lược "tấn công nước gần". Nước Hàn do giáp ranh với nước Tần, lại
là một nước yếu nên chẳng may đã trở thành vật hy sinh đầu tiên sách lược này.

Châu Noãn Vương năm thứ năm mươi ba (262 trước công nguyên), Tần Chiêu Vương sai Đại tướng
Vương Hột dẫn đại quân đi phạt Hàn, chiếm được thành Dã Vương (nay là Tẩm Dương, thuộc tỉnh Hà
Nam). Con đường từ Thượng Đảng dẫn về đô thành của nước Hàn bị gián đoạn. Viên đại thần trấn giữ
Thượng Đảng thấy đại cuộc đã hỏng, trong khi bối rối, bèn nghĩ ra một cách "giá họa" cho người khác.
Ông nói với thuộc hạ của mình :

- Tần chiếm Dã Vương, thì Thượng Đảng cũng sẽ khó giữ được. Vậy, nếu phải đầu hàng Tần thì chi
bằng nên đầu hàng Triệu. Tần tức giận Triệu ngồi không mà chiếm được Thượng Đảng, tất nhiên sẽ xua
quân đánh Triệu. Một khi Triệu bị Tần đánh, tất nhiên phái liên kết với nước Hàn. Như vậy, Hàn và
Triệu sẽ trở thành hai nước cùng chung hoạn nạn, phải hợp tác lo chống Tần. Như vậy, biết đâu có hy
vọng thắng được.

Ông ta bèn phái sứ giả cầm thư và bản đồ Thượng Đảng, đến hiến lên cho Triệu Hiếu Thành Vương.
Triệu Vương mở thư ra xem, thấy đại khái nói : "Tần tấn công Hàn gấp, Thượng Đảng sắp vào tay Tần.
Quan và dân ở đây không muốn lệ thuộc vào Tần, bằng lòng lệ thuộc vào Triệu. Thần không dám trái ý
quan dân ở đây, nên xin đem mười bảy thành thuộc phạm vi cai trị của thần, dâng lên cho Đại Vương,
mong Đại vương nhận lấy". Triệu Vương xem qua cả mừng, vui vẻ nhận tấm bản đồ Thượng Đảng.

Bình Dương Quân Triệu Báo can rằng :

- Thần nghe vô cớ mà thu được lợi, ấy chính là tai họa. Vậy xin Đại vương suy nghĩ rồi mới làm, đừng
tiếp nhận dễ dàng như thế.

Triệu Vương nói :

- Dân ở Thượng Đảng sợ Tần và hướng về Triệu, nên mới lệ thuộc vào ta, vậy tại sao gọi là vô cớ
được ?

Triệu Báo đáp:

- Tần có ý muốn chiếm dân và đất của nước Hàn, nên mới ra sức đánh chiếm Dã Vương, để cắt đứt
đường đi Thượng Đảng, không cho liên hệ nhau. Tần xem Thượng Đảng là món ăn trong túi của mình,
thò tay vào là lấy được. Một khi Triệu chiếm lấy Thượng Đảng, thì Tần sau nhiều năm sử dụng can
qua, mong đạt mục đích, há chịu để cho người ngồi không phỏng tay trên sao ? Điều đó chính là chỗ
thần muốn nói "cái lợi vô cớ". Hơn nữa, Phùng Đình sở dĩ không nạp đất cho Tần, mà lại đưa về cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.