Hiến Đế, yêu cầu truy tặng phong thưởng cho Quách Gia. Trong tờ biểu văn có nói : "Cố Quân Tế Tửu
Vỹ Dương Đình Hầu Quách Gia, là người trung trinh lương thiện, trí cao đức đẹp, thông tình đạt lý, cứ
mỗi khi gặp việc lớn, mọi người tranh cãi mỗi ý mỗi khác nhau, thì ông chỉ nói một lời là đã giải quyết
mọi việc đâu ra đó, và mọi kế sách của ông không bao giờ có chỗ sai sót. Kể từ ngày đi vào quân lữ,
theo thần đông chinh bắc phạt mười một năm, lập được nhiều công huân lớn, như bắt sống Lữ Bố,
chiếm Tuy Cố, trảm Viên Đàm, bình định Hà Bắc, vượt qua núi non hiểm trở để bình định Ô Hoàn, oai
danh rung chuyển cả vùng Liêu Đông. Ông còn tiêu diệt Viên Thượng, công lao không ai sánh bằng.
Trong khi thần chuẩn bị biểu dương công huân của ông, thì ông lại chết quá sớm. Khi nhớ lại công của
Quách Gia, ai ai cũng không sao quên được. Vậy cần phong thêm thực ấp cho đủ một nghìn hộ, để biểu
dương người đã chết, cổ xúy người đời sau”.
Đối với lòng trung thành và tài năng của Quách Gia, Tào Tháo đã tán dương một cách đầy nhiệt tình.
Đối với việc Quách Gia chết sớm, Tào Tháo tỏ ra vô cùng thương tiếc. Hán Hiến Đế sau khi đọc xong
tờ biểu, liền truy tặng thụy hiệu cho Quách Gia là Trinh Hầu.
Trong tập đoàn "túi khôn" của Tào Tháo, Quách Gia là người trẻ tuổi lại hoạt động sôi nổi nhất. Tào
Tháo bảo ông là người "thấu tình đạt lý", như vậy là Tào Tháo rất biết người. Quách Gia đúng là một
con người có tính tình cởi mở, hào phóng, thậm chí không câu nệ tiểu tiết. Trần Quần từng nhiều lần
nói với Tào Tháo, Quách Gia "không chú ý sửa đổi hạnh kiểm", nhưng Quách Gia vẫn không để ý tới,
vẫn "sống một cách tự nhiên”. Do vậy, Tào Tháo lại càng nể trọng ông hơn nữa. Quách Gia là một con
người tài hoa tuyệt vời, lại không câu nệ tiểu tiết, vậy đáng lý ra có nhiều người oán trách ông, nhưng
trong sự thật thì trái ngược lại. Điều đó chủ yếu là Quách Gia giỏi xử lý những mối quan hệ giữa con
người và con người, luôn sống hòa thuận người chung quanh, vinh nhục cùng chia sẻ. Nhất là mối quan
hệ với vị chủ soái là Tào Tháo, Quách Gia luôn tỏ ra hòa hợp, thân mật đến mức "đi thì chung xe, ngồi
thì chung chiếu”, được Tào Tháo xem là tri kỷ. Cùng làm việc chung với một con người có quyền thế,
có mưu lược như Tào Tháo, lúc nào cũng tiềm ẩn một sự nguy hiểm đối với mình cả. Vì “gần vua như
gần cọp" là câu nói không phải ngoa. Đã có bao danh thần mưu sĩ chết dưới lưỡi đao của Tào Tháo
rồi. Trong khi đó, thì mối quan hệ giữa Quách Gia và Tào Tháo lại hoàn toàn hòa hợp với nhau. Điều
đó một mặt có thể do Quách Gia đối với sự nghiệp của Tào Tháo là rất cần thiết, mặt khác có thể do
cách giải quyết những mối quan hệ giữa con người của Quách Gia, bao giờ cũng tròn trịa, khôn khéo.
Điều đó chứng tỏ ông tuy là một mưu lược gia kiệt xuất, nhưng cũng có sự khôn khéo khác trong cuộc
sống. Điều khiến Tào Tháo luôn thương nhớ tới Quách Gia, không ngoài do ông vừa có tài năng lại
vừa có lòng trung thành. Kể từ khi ông rời bỏ doanh trại của Viên Thiệu chạy sang doanh trại của Tào
Tháo, bao giờ cũng trung thành với tập đoàn của họ Tào. Điều đó ai ai cũng thấy. Do vậy, Tào Tháo
bao giờ cũng ghi nhớ mãi mãi lòng trung thành và tài năng xuất chúng của ông, gọi ông là người “trung
hậu”, lúc nào cũng muốn lập công, không kể chi tới mạng sống. Đối với con người như vậy, có ai quên
được bao giờ ?. Chỉ riêng trí mưu và tài năng của Quách Gia, cũng đủ làm cho Tào Tháo hết lòng
ngưỡng mộ. Tào Tháo bảo Quách Gia là "khi nghĩ mưu lược thì không bao giờ có sai sót", “gặp có
cuộc họp bàn rộng rãi hoặc đứng trước kẻ đại địch cần ứng biến, thần chưa kịp có quyết đình gì thì
Quách Gia đã nghĩ ra cách đối phó trước. Trong việc bình định thiên hạ, có nhiều mưa trí, công lao rất
to". Tào Tháo lại bảo Quách Gia "Người này có tầm quan sát và nhận xét về việc binh sự, giỏi hơn tất
cả mọi người”. Có thể làm cho Tào Tháo, một người được đánh giá là "phi thường hơn tất cả mọi
người", không tiếc lời tán thưởng, đủ thấy trí mưu của Quách Gia là hơn hẳn mọi người khác. Lòng
trung thành và tài năng của Quách Gia, chẳng những làm cho Tào Tháo khâm phục, mà cũng để lại cho
người hậu thế những ấn tượng rất sâu sắc.