gãy. Vậy thì có lý nào lại không đánh thắng được chúng. Sau khi đánh thắng, chúng ta sẽ thừa thắng
truy kích, khiến Trần Hưu Lượng bỏ chạy thục mạng, và ta chẳng những thu hồi được đất đai đã mất mà
còn chiếm được những đất đai trước đây thuộc về chúng. Một khi Trần Hữu Lượng bị thất bại nặng nề
như vậy, thì chúng ta sẽ tiến lên một bước, khống chế hắn dễ dàng thôi. Việc xây dựng đế nghiệp được
quyết định trong hành động này. Vậy đây là cơ hội trời ban, có đâu lại bỏ qua ?
Nghe lời giải thích của Lưu Cơ, Chu Nguyên Chương cảm thấy rất vững niềm tin. Sau đó, họ cùng
nhau sắp đặt mưu kế bí mật, trước tiên sai Hồ Đại Hải kéo quân đánh Tính Châu để khống chế con
đường rút lui của Trần Hữu Lượng. Chu Nguyên Chương lại sai các tướng Thường Ngộ Xuân, Phùng
Quốc Thắng, Hoa Cao, Tư Đạt, dẫn quân đi đặt những ổ mai phục, chuẩn bị xuất kích khi thời cơ đến.
Sau khi sự bố trí đâu vào đấy Chu Nguyên Chương bèn mời người bạn thân của Trần Hữu Lượng là
Khang Mâu Tài, viết một bức thư mật, giả vờ hẹn với Trần Hữu Lượng để làm nội ứng, bảo ông ta
phải nhanh chóng kéo quân tới tấn công thành Ứng Thiên.
Sau khi Trần Hữu Lượng nhận được bức thư, không khỏi mừng thầm, nói:
- Phen này thì nắm chắc thắng lợi trong tay rồi!
Do nôn nóng muốn thủ thắng, để chiếm lĩnh vùng đất Kiến Khang, là một vùng đất quý về mặt phong
thủy, nên hắn đã xuống lệnh tức khắc khởi binh để tấn công. Riêng về Chu Nguyên Chương thì tích cực
chuẩn bị : trước hết đặt một ổ mai phục bên cạnh Thạch Khôi Sơn với quân số đông ba vạn người, rồi
lại xuống lệnh phá hủy chiếc cầu gỗ tại Giang Đông, đưa đá và sắt tới để tạo chướng ngại trên dòng
sông, chờ chiến thuyền của Trần Hữu Lượng sa vào bẫy.
Quả nhiên, khi đoàn chiến thuyền của Trần Hữu Lượng đi vào một con sông hẹp, và khi đến cầu Giang
Đông thì không thấy chiếc cầu gỗ nữa, mà dưới dòng sông toàn là đá tảng to. Trần Hữu Lương cả kinh,
vội vàng dùng mật khẩu để liên lạc, nhưng không có ai trả lời. Đến chừng đó, hắn mới biết mình đã bị
trúng kế, nhưng muốn thối lui cũng không còn kịp nữa.
Quân đội cửa Chu Nguyên Chương khi thấy chiến thuyền của Trần Hữu Lượng đã đến cầu Giang Đông
liền phất cờ vàng, phục binh từ khắp bốn phía nhảy ra, đánh kẹp Trần Hữu Lượng từ trên bộ lẫn dưới
sông. Không mấy chốc, toàn quân cửa Trần Hữu Lượng bị đánh tan tác. Bản thân của Trần Hữu Lượng
phải nhảy xuống thuyền con bỏ trốn. Chu Nguyên Chương chỉ huy đại quân thừa thắng truy kích, lấy lại
thành Thái Bình, rồi tiến quân bảo vệ được cả Kiến Khang.
Sau trận chiến này, Chu Nguyên Chương khao thưởng các tướng sĩ và đã dùng một phần thường cao
cấp đặc biệt, gọi là "Khắc thắng thưởng" để thưởng cho Lưu Cơ. Lưu Cơ cho rằng mình chỉ cần có dịp
đem hết tài năng để sử dụng, giúp nước giúp dân, chứ không cần nghĩ tới danh lợi trước mắt. Cho nên
ông đã kiên quyết từ chối phần thưởng trên. Từ đó trở về sau, tên tuổi Lưu Cơ chấn động khắp mọi
nơi. Mọi người đều gọi ông là Gia Cát Khổng Minh tái thế.