9. Được Phong ở Tề Quốc
Năm hôm sau khi đại thắng tại Mục Dã, Châu Võ Vương liền tiến hành nghi lễ khai quốc đại điển, định
đô tại Cảo Kinh, chánh thức xây dựng triều đại nhà Châu, lịch sử gọi là Tây Châu.
Châu Võ Vương mời Khương Thái Công, Châu Công, Nam Cung Thích và một số đại thần khác đến
thương nghi, xem phải làm cách nào xử trí số dân do triều Ân Thương bị diệt vong để lại. Phải khống
chế vùng cương thổ rộng lớn vừa mới chiếm được bằng cách nào. Phải củng cố chánh quyền vừa mới
xây dựng ra sao. Kết quả của việc nghiên cứu là : Phong đất cho các chư hầu, bằng cách cử những
người có tài năng trong các công thần, trong hoàng tộc của nhà Châu, cũng như trong những quý thích
có quan hệ hôn nhân với triều đình, đến các địa phương trong cả nước để hưng bang kiến quốc, toàn
quyền cai trị vùng đất được phong. Các chư hầu này có nhiệm vụ triều cống tài vật lên cho Châu
Vương theo định kỳ, cũng như phải cung cấp quân đội để bảo vệ Vương thất.
Thế là, người con của Châu Công là Cầm được phong ở đất Lỗ, Khang Thúc được phong ở đất Vệ,
Thúc Ngu được phong ở đất Tấn, Thiệu Công Thích được phong ở đất Yên... hình thành “giòng họ
phong kiến, làm phên giậu cho nhà Châu”.
Nhưng khi phong cho con trai của Trụ Vương là Võ Canh, thì ý kiến của Khương Thái Công, Võ
Vương và Châu Công có chỗ khác nhau. Người em của Võ Vương là Châu Công chủ trương phong cho
Võ Canh ở tại kinh đô cũ của nhà Thương, để thực hành chính sách "lấy Thương trị Thương". Khương
Thái Công chủ trương nên giết hết những hậu nhân của triều đại nhà Thương theo cách trảm thảo trừ
căn, để tránh hậu hoạn. Nhưng Võ Vương lại ủng hộ ý kiến của Châu Công, phong Võ Canh ở tại kinh
đô của nhà Thương cũ tức ở tại Triều Ca để quản lý dân của nhà Thương còn để lại. Nhằm ngăn ngừa
Võ Canh làm loạn, Võ Vương phái ba người em trai của nhà mình là Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc
Thúc theo giám sát Võ Canh, được lịch sử gọi là "Tam giám", Khương Thái công thấy Võ Vương đã
quyết định như vậy, cũng không nói gì thêm, nhưng trong lòng luôn lo ngại.
Thế còn Khương Thái Công thì nên phong đi đâu ? Để tỏ lòng tôn trọng Khương Thái Công, Võ Vương
đặc biệt trưng cầu ý kiến của Khương Thái Công. Khương Thái Công đáp:
- Quê cũ của lão thần là Doanh Khưu (nay là Lâm Tri thuộc tinh Sơn Đông). Trước đây Trụ Vương
phát binh Đông chỉnh, gần như đã san bằng cả Doanh Khưu, và giết chết cha mẹ của lão thần ở đấy.
Lão thần từ trước có lời thề, sau khi lật được Thương Trụ thì sẽ trở về quê cũ, lập lại bang quốc của
mình. Do vậy lão thần khẩn cầu Chúa công nên phong cho thần về quê cũ tại Sơn Đông.
Võ Vương cả mừng, nói :
- Lời nói của Thượng Phụ rất hợp với ý cô gia. Một là Thượng Phụ đến Doanh Khưu có thể thực hiện
được ước nguyện năm xưa, khôi phục lại bang quốc cũ. Thứ hai là các bộ tộc Cửu Di ở phía Đông
không ngớt quấy nhiễu lãnh thổ Trung Hoa, Thượng Phụ nếu về dựng nước tại Sơn Đông, thì có thể