10 ĐIỀU KHÁC BIỆT NHẤT GIỮA KẺ LÀM CHỦ VÀ NGƯỜI LÀM - Trang 88

09

Kẻ làm chủ nhận trách nhiệm khi thất bại.

Người làm thuê xem thất bại là điều tệ hại.

Nhiều năm trước, tôi thấy một tòa nhà cho thuê ở vị trí giống với các

quán phục vụ gần đại lộ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một cửa hàng bán cà phê và
sinh tố tuyệt vời. Tôi bắt đầu nghiên cứu các mô hình kinh doanh, tìm một
đối tác để quản lý công việc kinh doanh hàng ngày và mở cửa hàng.

Nhưng thực tế không diễn ra chính xác như kế hoạch. Chúng tôi dự

định cửa hàng sẽ mở cửa hoạt động trong vòng ba đến bốn tháng sau nhưng
công việc liên tục bị trì hoãn và chịu hàng đống chi phí phát sinh. Cuối
cùng, sau tám tháng cửa hàng mới mở cửa. Quá trình đó mất thời gian và số
vốn gấp đôi so với dự kiến. Mọi chuyện chưa kết thúc ở đó. Sau khi mở cửa,
cửa hàng nhanh chóng thua lỗ và tình trạng đó kéo dài khoảng 18 tháng sau.
Rốt cuộc, tôi đã đầu tư 250.000 đô-la vốn ban đầu và khoản tiền 50.000 đô-
la thuê nhà. Tổng cộng, tôi mất hơn 300.000 đô-la và cả tá thời gian. Nó là
kinh nghiệm đáng để học hỏi nhưng không vui vẻ gì.

Tôi tốn mấy tháng trời để tìm ra lỗi sai của đối tác và đổ trách nhiệm

cho anh ta. Cuối cùng, sau khi ngẫm nghĩ lại, tôi cũng nhận ra mình phải
chịu trách nhiệm cho những kết quả của bản thân. Tôi ghi nhớ thất bại này
và nhận được nhiều bài học quý giá từ nó.

Thất bại là bước đệm của thành công

Hệ thống trường học truyền thống huấn luyện lũ trẻ gấp sách và không

được nhờ ai trợ giúp khi làm bài thi. Trường học đánh giá chúng trên thang
điểm từ đậu đến rớt và khiến chúng tin rằng thất bại là điều tệ hại. Thực ra,
thất bại chỉ là một bước đệm. Nó cho chúng ta cơ hội học hỏi và trưởng
thành, nó chỉ cho chúng ta thấy chỗ cần sửa sai. Thế nhưng với nhiều người,
thất bại không phải là một cơ hội sửa sai mà là sự phủ nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.