10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 162

thường cảm thấy, ngày hôm nay không có việc quan trọng nào khiến
chúng ta phải sốt sắng mà làm, thế là cứ mơ mơ hồ hồ như thế trôi qua
một ngày mà không làm được việc gì cả. Nhưng khi chúng ta có một kế
hoạch không thể không làm, bất luận thế nào cũng ít nhiều có chút
thành tích.

Kinh nghiệm bình thường này chứa đựng một bài học rất quan

trọng: Muốn hoàn thành bất kỳ một việc gì, bắt buộc trước tiên phải có
kế hoạch.

Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, các nhà khoa học đã khám phá ra

được năng lượng bên trong nguyên tử, nhưng lúc đó đối với vấn đề “chia
tách ra như thế nào” hay “vận dụng như thế nào” thì lại không mấy hiểu
biết. Sau khi nước Mỹ tham gia cuộc đại chiến này, chuẩn bị nhanh
chóng phát minh vũ khí nguyên tử, và đưa ra kế hoạch. Trải qua rất
nhiều lần nghiên cứu và cải tiến, cuối cùng đã thu được kết quả, lần đầu
tiên nước Mỹ đã sử dụng bom nguyên tử tại Nhật Bản. Nếu như không
có sự thúc đẩy của kế hoạch đó, thì việc chia tách nguyên tử có thể sau
10 năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể làm được.

Cho nên mới nói rằng mục tiêu có thể giúp sự việc sớm được hoàn

thành.

Nếu như người quản lý của công trường không có tiến độ làm việc cố

định, hệ thống sản xuất sẽ có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Người
quản lý tiêu thụ biết rằng, nếu như tiêu thụ đồng thời có hạn ngạch tiêu
thụ theo dự kiến, sản phẩm bán ra sẽ có thể càng nhiều hơn, giáo sư
trường đại học cũng biết rằng, khi thi nếu như đầu tiên đặt ra thời hạn
chấm dứt thì của bài thi lần này, sinh viên đều sẽ nộp bài đúng hạn hơn.

Khi bạn theo đuổi thành công, đầu tiên hãy lập ra mục tiêu của bạn,

ví dụ như, thời hạn chấm dứt, ngày tháng hoàn thành, và cả mức bắt
buộc.v.v… Bởi vì bạn chỉ có thể hoàn thành một phần trong “những kế
hoạch phải làm”, chứ không thể hoàn thành những việc chưa có kế
hoạch.

Tiến sĩ Gioóc-giơ Bun-chê của trường đại học Đu-ran Mỹ - một

chuyên gia nhân loại tiếng tăm lừng lẫy đã chỉ rõ, “Phương pháp kết
thúc sự sống nhanh nhất đó là không làm một việc gì cả. Mỗi một người
bắt buộc ít nhất cũng phải có một niềm đam mê, để mà tiếp tục sống.”

Về hưu là “bắt đầu” hay “kết thúc”, ai ai cũng đều có thể tự do chọn

lựa. Đa số những người tự cho rằng về hưu là “kết thúc” một cuộc sống
có ý nghĩa, thì rất nhanh sau đó họ sẽ phát hiện ra về hưu cũng chính là
“kết thúc” sự sống của họ. Bởi vì một cuộc sống không có mục tiêu,
không có việc gì để làm, rất nhanh sẽ khiến con người ta trở nên già yếu.

161

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.