10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 89

phải làm thế nào”. Đừng trách móc mãi không thôi trong đoàn thể, hãy
thử ca ngợi một người nào đó trong đoàn thể. Đừng nói “Thượng đế à,
tại sao cứ tìm tôi”, mà nói rằng “Thượng đế à, hãy thử thách tôi đi”.
Đừng vội nói “Cái thế giới này thật hỗn độn”, mà hãy nói “Trước tiên
mình phải thu xếp ổn thoả gia đình mình”.

3. Học tập “tôm hùm”. Đến một giai đoạn trưởng thành nào đó

chúng sẽ tự trút bỏ cái vỏ cứng có tác dụng bảo vệ bên ngoài, vì thế sẽ
rất dễ bị kẻ địch làm tổn thương. Mối đe doạ này sẽ kéo dài cho đến khi
chúng mọc ra lớp vỏ cứng mới, sự thay đổi trong cuộc sống cũng là điều
rất bình thường. Mỗi lần thay đổi sẽ dễ gặp phải những việc ngoài ý
muốn. Không nên né tránh sẽ làm cho bạn trở nên yếu ớt. Ngược lại,
hãy dũng cảm ứng phó với tình hình nguy hiểm. Phải nuôi dưỡng sự tự
tin đối với những việc mà bạn chưa từng gặp.

1. Coi trọng sinh mệnh của chính mình. Đừng bao giờ nói “Làm một

ngụm thuốc độc là có thể giải thoát.” Hãy thử nghĩ “Tự tin sẽ giúp
bạn vượt qua mọi cửa ải khó khăn.” Tất cả những người mà bạn chơi,
tất cả những nơi mà bạn đi qua, tất cả những sự vật bạn nghe hoặc
thấy được đều được ghi trong trí ức của bạn. Bởi vì não bộ chỉ đạo
hành động, vì thế bạn hãy luôn suy nghĩ một cách cao thượng và lạc
quan. Khi mọi người hỏi bạn sao lại lạc quan đến thế, thì hãy nói với
họ tinh thần bạn hăng hái.

5. Tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích và các hoạt động giáo dục.

Xem các băng hình giới thiệu phong cảnh thiên nhiên, bảo vệ sức khoẻ
gia đình và các hoạt động văn hoá.

6. Cần phải thể hiện tình hình sức khoẻ của bạn rất tốt trong lúc suy

nghĩ và nói chuyện. Hàng ngày cần tự nói với mình bằng những lời tích
cực. Đừng bao giờ chỉ nghĩ đến một số bệnh tật như cảm cúm, nhức đầu.
Nếu bạn quan trọng hoá chúng, chúng sẽ trở “thành người bạn tốt nhất
của mình” và thường xuyên đến “thăm hỏi”. Bạn nghĩ gì trong đầu thì
hãy thể hiện ra ngoài như thế. Trong khi nuôi dưỡng và giáo dục con
cái, điều này rất quan trọng. Tôi đã từng chứng kiến một số gia đình bố
mẹ quan tâm đến sức khoẻ và an toàn của con cái hơn bất cứ ai. Chính
điều đó đã khiến cho con cái họ trở thành nạn nhân của bệnh thần kinh.

7. Hàng ngày bạn hãy viết thư, thăm hỏi hoặc gọi điện cho những

người đang giúp đỡ bạn. Hãy chứng minh với họ về lòng tự tin của bạn.

III. ÁM THỊ: ĐỘNG LỰC VĨ ĐẠI CỦA

88

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.