100 CÂU CHUYỆN TRIẾT LÝ VÀ KẺ TRÍ - Trang 68

LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH

Trong một buổi giảng thuyết của vị giáo sư chuyên ngành quản lý:

Giáo sư:

— Trước hết, chúng ta làm một thí nghiệm nhỏ.

Giáo sư bỏ từng viên đá vào cái bình to, đến khi không thể nhét được nữa mới quay sang hỏi

các sinh viên:

— Thế này đã đầy chưa?

Các sinh viên đều trả lời:

— Đã đầy rồi.

Vị giáo sư này lại lấy ra một ít đá nhuyễn cho vào trong bình, ông vừa bỏ vào vừa lắc để các

viên đá nhuyễn lọt qua giữa khe những viên đá lớn, đến khi không bỏ vào được nữa mới thôi.

Rồi quay sang hỏi các sinh viên:

— Bình đã đầy chưa?

Lần này các sinh viên đều cảnh giác, có người nói:

— Có thể chưa đầy.

Giáo sư lại lấy cát bỏ vào trong bình, cát lắp đầy những khe hở giữa các viên đá lớn và nhỏ.

Xong lại quay sang hỏi:

— Bình đã đầy chưa?

— Chưa - lần này cả lớp đều nhất trí đồng thanh trả lời.

— Rất tốt - lúc này, giáo sư lại lấy ra một lọ nước, đổ vào trong bình, cho đến khi đầy mới

đưa mắt nhìn khắp lớp hỏi:

— Ví dụ này nói lên điều gì?

Một sinh viên nhanh nhảu trả lời:

— Điều này biểu thị: cho dù bạn có lên kế hoạch tỉ mỉ thế nào đi nữa thì vẫn còn điểm sai

sót, nếu như cố gắng vẫn có thể làm cho nó hoàn mỹ hơn.

— Không đúng.

Giáo sư giải thích:

— Thí nghiệm này nói cho chúng ta biết: Nếu như không bỏ viên đá lớn vào bình trước tiên,

thì sau này có nỗ lực đến mấy cũng không thể bỏ nó vào. Viên đá lớn này tượng trưng cho điều

gì trong cuộc sống chúng ta? Thời gian chung sống với người bạn đời? Tín ngưỡng, tri thức hay

là mộng tưởng? Hay là sự nghiệp mà chúng ta ra sức phấn đấu? Thậm chí nó còn là một người

bạn thân thiết của chúng ta. Bất luận là gì, thì chúng ta cũng phải đặt nó vào trong trước tiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.