NÉM BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG HIROSHIMA
Quả Bom Nguyên Tử Đầu Tiên
Dùng Trong Chiến Tranh
Ngày 6 và ngày 9-8-1945, quân Mỹ đã lần
lượt ném hai quả bom nguyên tử xuống
Hiroshima và Nagasaki của Nhật.
Sau khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Mỹ nhanh chóng
thực thi “công trình Mahatan” chế tạo bom nguyên tử. Đây là một công
trình vô cùng bí mật, do Tổng thống Mỹ trực tiếp chỉ đạo. Ngày 16-7-1945,
cuộc thử nghiệm nổ bom nguyên tử thành công. Cùng lúc này, Mỹ đang tập
trung xây dựng lại Đại đội hỗn hợp hải lục không quân 509, bắt đầu cải tạo
cho máy bay oanh tạc B29 có khả năng mang bom nguyên tử.
Sử dựng bom nguyên tử như thế nào? Dùng ở nơi nào? Quân Mỹ cùng
quân Anh bàn bạc, xác định ba lí do cần nhanh chóng ném bom nguyên tử
xuống Nhật Bản: một là có thể giảm thiểu thương vong cho quân Mỹ một
cách lớn nhất; hai là có thể gây áp lực tâm lí mạnh mẽ với Nhật Bản, buộc
Nhật phải đầu hàng vô điều kiện; ba là có thể uy hiếp Liên Xô và các quốc
gia khác.
Ngày 30-7, Tổng thống Truman ra lệnh: Do chính phủ Nhật từ chối đầu
hàng vô điều kiện nên từ sau ngày 3-8, trong điều kiện thời tiết cho phép,
quân Mỹ sẽ lựa chọn một trong các mục tiêu trên đất nước Nhật Bản để
ném bom đặc chủng. Sáng sớm ngày 6-8, 6 chiếc máy bay B-29 thi hành
nhiệm vụ cất cánh từ đảo Tinian. Một trong những chiếc máy bay này chở
theo bom nguyên tử, những chiếc còn lại mang theo các máy móc chụp
hình trinh thám và máy trắc lượng, máy đo khí tượng... Khoảng 8hl5, chiếc
máy bay chở bom nguyên tử đã thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên bầu
trời Hiroshima từ độ cao 10km. Quả bom này nặng khoảng 20.000 tấn, phát
nổ từ độ cao 666m, tạo nên một quả cầu lửa có đường kính khoảng 100m.
Sức nóng của nó lên đến 300.000°C, toàn bộ các công trình kiến trúc trong