Thiệu. Tổng bí thư Lê Duẩn từ Hà Nội điện vào chỉ thị: “Thời cơ tấn công
quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi, chúng ta cần “tranh thủ thời
gian, tấn công mạnh mẽ vào kẻ địch ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào!”.
Ngày 9-4-1975, trận chiến cuối cùng nhằm vào chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu mở màn Chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Quân đội mặt trận giải
phóng lần lượt giải phóng Long Khánh, Ninh Thuận và Bình Thuận... hình
thành vòng vây đối với Sài Gòn. Lúc này, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
đang dùng máy bay trực thăng để rải thảm Napal và chất độc hóa học quy
mô lớn vào các vùng giải phóng. Ngày 26-4, quân giải phóng chia thành 5
hướng tấn công vào tuyến phòng ngự cuối cùng Sài Gòn. Những đoàn quân
xe tăng mở đường phía trước, nhanh chóng đột phá qua các tuyến phòng thủ
của ngụy quân. Quân giải phóng áp sát thành phố, cả thành phố Sài Gòn
một phen hoảng loạn. Nguyễn Văn Thiệu thấy tình thế không thể cứu vãn,
vội nhường thế Tổng thống cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Rồi sau
đó là Dương Văn Minh lên thay thế. Ngày 30-4, xe tăng Quân giải phóng
đã tấn công vào phủ Tổng thống, Dương Văn Minh buộc phải lên đài phát
thanh, ra lệnh cho quân đội Việt Nam cộng hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều
kiện, Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn. Nhân dân Việt Nam cuối cùng đã
giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tháng 6-
1976, Việt Nam đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh kéo dài 14 năm, Mỹ đã đưa vào miền Nam Việt
Nam tổng cộng 663.000 quân, trong đó thương vong hơn 360.000 người,
8.600 máy bay bị bắn rơi, phá hủy và tiêu tốn hơn 200 tỷ USD. Để giành
được thắng lợi này, nhân dân Việt Nam cũng phải trả giá với những thiệt hại
hết sức nặng nề.