TRẬN PHONG TỎA ĐẢO MALVINAS
Cuộc Chiến Tranh Trên Không Và
Trên Biển Giữa Anh Và Argentina
Sau khi Argentina chiếm được quần đảo
Malvinas, nước Anh lập tức lập nội các thời
chiến, tập trung lực lượng không quân hải
quân vũ trang hiện đại nhằm phong tỏa quần
đảo Maỉvinas, bắt đầu cuộc chiến trên không
và trên biển.
Việc Argentina chiếm được đảo Malvinas đã giáng một đòn nặng nề cho
nước Anh. Ngày 5-4-1982, trong một bài phát biểu, Thủ tướng Anh
Margarette Thatcher đã oà khóc trong sự kích động; “Lá cờ của Đại đế quốc
Anh nhất định phải được tung bay trên quần đảo Fockland!”, Nhân dân Anh
cũng tỏ ra vô cùng tức giận, lập tức nhất trí 100% thông qua quyết định
tuyên chiến với Argentina để giành lại quần đảo. Ba ngày sau, hai chiếc
hàng không mẫu hạm tối tân cùng 100 chiếc tàu chiến thuộc hạm đội đặc
chủng viễn chinh của Anh lướt sóng hướng về quần đảo Fockland.
Ngày 25-4, đội tiên phong của hạm đội đặc chủng đã tiến vào vùng biển
đảo South Georgia, tiến hành hạ cánh máy bay và đổ bộ chiến đấu trên đảo,
150 quân trấn thủ trên đảo của Argentina chưa kịp báo tin cho Bộ tổng tham
mưn đã bị bắt sống. Ngày 30-4, bằng tàu ngầm hạt nhân, mẫu hạm khổng lồ
và máy bay chiến đấu, quân Anh đã phong tỏa trên biển và trên không.
Ngay lập tức, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố, từ 11h ngày 30-4 trở đi, tất cả
máy bay, tàu bè trong phạm vi bán kính 200 hải lý tính từ đảo Mal đều bị
tấn công. Ngày 1-5, quân Anh đã oanh tạc sân bay trên đảo Mal. Ngày 2,
chiếc tàu ngầm hạt nhân bắn ngư lôi làm chìm chiếc tuần dương hạm của
hải quân Argentina, làm chết và mất tích 321 người. Ngày mùng 3, Anh lại
dùng tên lửa đạn đạo đánh đắm chiếc tàu tuần tra của quân đội Argentina.