CUỘC CHIẾN TRANH HURS
Mở Màn Cho Cuộc Cải Cách Tôn Giáo
Cuộc chiến tranh Hurs là cuộc chiến tranh lâu
dài của nhân dân Tiệp Khắc chống lại sự áp
bức xâm lược của giới chủ phong kiến Đức và
thế lực giáo hội Thiên Chúa giáo, mở màn cho
cuộc cải cách tôn giáo, nổ ra từ năm 1419 đến
1434.
Thế kỷ 12, vua Đức biến Tiệp Khắc thành thuộc địa của mình, rất nhiều
nhà truyền giáo di dân đến Tiệp Khắc, xây dựng các giáo đường, tu viện ở
nơi này, truyền đạo Thiên Chúa giáo. Giáo hội Thiên chúa giáo còn yêu cầu
nhân dân Tiệp Khắc phải nộp sưu cao thuế nặng đến mức người dân ở đây
không thể chịu đựng nổi.
Năm 1412, hiệu trưởng Trường Đại học Prague là Hurs đã phát động
phong trào cải cách phản đối chống lại giáo hội Thiên Chúa Đức và Giáo
hoàng La Mã, được đông đảo quần chúng ủng hộ. Năm 1415, giáo hội bí
mật bắt Hurs, đồng thời tuyên án thiêu sống ông. Cái chết của Hurs đã
khiến nhân dân Tiệp Khắc phẫn nộ, các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh du kích
bùng nổ khắp nơi, cuộc chiến tranh Hurs cũng mở màn từ đó.
Trong cuộc chiến tranh, quân khởi nghĩa ngày càng mở rộng lực lượng,
xây dựng lực lượng vũ trang. Đứng trước ngọn lửa bừng bừng khí thế của
cuộc khởi nghĩa, vua Đức đã tổ chức đội quân Thập tự gồm 100.000 người,
tấn công quy mô lớn vào đội quân khởi nghĩa. Lúc dó, quân khởi nghĩa
thiếu trang bị vũ khí, thống soái chỉ huy Jessica đã lợi dụng mấy trăm xe gỗ
lớn dùng trong quân đội, thành lập “binh đoàn trên xe”. Ông ra lệnh bố trí
súng phóng hỏa và đại bác trên xe, thay thế thùng xe gỗ bằng thùng xe bọc
thép, mỗi xe được trang bị 7 bộ binh với vũ khí sẵn sàng.
Năm 1421, vua Đức chỉ huy quân Thập tự đến nơi. Jessica đã chỉ huy
binh đoàn xe đến đóng quân ở căn cứ rộng lớn gần Prague. Ông ra lệnh