3. Một quy tắc khác rất có hiệu quả là sưu tập những bức tranh
đẹp nhất của một nước mà nước đó trong tương lai kinh tế sẽ
rất thịnh vượng. Ví dụ, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai,
trừ Mỹ, các nước còn lại đều bị thương tổn, đồ gia dụng và tranh
sơn dầu của Mỹ bán rất chạy. Sau đó, Nhật Bản đã mua với giá
cao các tác phẩm nghệ thuật phương Đông.
4. Khi bạn định bán một tác phẩm nghệ thuật nào đó, rất có thể
không có thị trường. Nếu bạn mua nó trong thời gian đang thịnh
hành thì phải chờ một chu kỳ quay vòng, tình hình tốt trở lại mới
có thể bán ra được.
5. Nhất định phải có sự xác nhận đáng tin cậy của một cơ quan
quyền lực ngoài ngành mỹ thuật mới có thể mua được các tác
phẩm quý hiếm.
ĐẦU TƯ ĐÁ QUÝ LÀ VIỆC CỦA CÁC
CHUYÊN GIA
Những doanh nhân giỏi cho rằng đầu tư đá quý cần phải có
kiến thức chuyên môn đầy đủ, nên nếu bạn không phải là chuyên
gia thì chớ đi vào lĩnh vực này. Tuyệt đối không vì hư vinh mà lao
vào, không biết lại giả vờ như đã biết. Có mấy lý do sau đây:
1. Đá quý mãi mãi không là sự đảm bảo cho kinh doanh. Ví dụ, nếu
bạn mua một viên kim cương hay một viên đá quý rồi mang bán
cho một cửa hàng khác thì giỏi lắm cũng chỉ được 60% giá mua
mà thôi (giá chưa tính thuế). Do vậy, đây là lĩnh vực của các
chuyên gia, người ngoài không nên bước vào.