Binh pháp “lập mưu để chiến thắng” được mọi người sử dụng dễ
dàng và thuận tiện. Ngày nay, thông tin khoa học kỹ thuật được
truyền đi với tốc độ rất nhanh, con người có thể nhanh chóng
nắm bắt được những sự kiện và thông tin mới nhất, do vậy, việc áp
dụng binh pháp trên càng chắc chắn hơn.
Trong cạnh tranh thương mại, người Nhật đã dựa vào điểm mạnh
của sự nhạy cảm trực giác và vận dụng binh pháp trên mà trở thành
cường quốc về thương mại.
Đầu những năm 80, cả nước Mỹ nổi lên “cơn lốc đen” đáng sợ -
bệnh AIDS. Mọi loại thuốc hiện có đều không sao ngăn chặn được
hậu quả khủng khiếp do quan hệ tình dục bừa bãi mang lại. Cái vừa
có thể giúp giữ được quan niệm tình dục mở cửa, lại vừa giúp người
Mỹ phòng bệnh chỉ có một thứ đồ chơi nhỏ có thể ngăn chặn được sự
tấn công của thần chết, đó chính là bao cao su.
Nhưng lúc đó, do nước Mỹ trong một thời gian dài không sản
xuất bao cao su với số lượng lớn mà hiện tại thị trường lại có nhu
cầu tăng đột biến nên cung không thể đáp ứng cầu.
Ở
phía Đông bán cầu xa xôi, hai thương gia Nhật Bản có trực giác
nhạy bén đã lập tức phát hiện ra “mỏ vàng” này, họ đã mở hết công
suất của các máy móc trong công ty, làm thêm giờ, thêm ca để trong
thời gian rất ngắn, sản xuất ra số lượng lớn bao cao su, nhanh
chóng đưa vào nước Mỹ. Hơn 22 triệu chiếc bao cao su rất nhanh
chóng đã được bán hết.
Những năm 50, trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, Lý Gia Thành
đặc biệt chú ý tới hiệu ứng ngược của thông tin và ông đã nhận được
thông tin từ nhiều kênh khác nhau, rằng người châu Âu rất thích
hoa nhựa. Ở Bắc Âu, Nam Âu, mọi người thích dùng hoa nhựa để
trang trí trong vườn và trong nhà ở. Ở châu Mỹ, ngay cả trên xe hơi