cửa hàng, đem lại cho khách hàng cảm giác yên tâm và thân mật,
thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Những cửa hàng bán
đồ dùng lâu bền nên chọn hình dáng cửa hàng có chiều sâu
lớn hơn chiều rộng mặt tiền. Loại cửa hàng này có thể tạo nên
sự hấp dẫn cho khách hàng.
4. Phải thông minh khi nhập hàng: Phải sáng suốt khi nhập hàng
để giảm bớt rủi ro tồn giữ hàng. Tránh trường hợp không căn cứ
vào nhu cầu cụ thể, chỉ nhìn thấy giá rẻ mà nhập lượng hàng lớn
khiến hàng hóa tồn đọng nhiều.
5. Tăng cường quản lý hàng tồn kho: Cửa hàng buôn bán nhỏ có
nhiều loại hàng hóa, cần tránh để lộn xộn, không có danh mục
hoặc chỉ dựa vào trí nhớ, khó quản lý toàn diện hàng tồn đọng.
6. Trong quá trình kinh doanh buôn bán nhỏ, nên làm ăn chắc
chắn, một khi đã xác lập được lượng khách tương đối ổn định
thì không nên thay đổi hướng kinh doanh. Khi chưa có bảo đảm
chắc chắn thì không nên vội mở rộng.
7. Các mặt hàng cơ bản trong kinh doanh nhỏ cần đầy đủ, khi có
sản phẩm mới, dù chưa biết lượng tiêu thụ, cũng phải bán thử
một hai cái để thăm dò nhu cầu khách hàng.
8. Để tránh việc hàng hóa trưng bày quá lâu, biến chất, cách một
khoảng thời gian nên thay thế. Như vậy, những hàng trưng bày
trên giá vừa được đổi mới, vừa có thể tránh hàng hóa trưng bày
lâu bị biến chất thành hàng thứ phẩm.
9. Hàng hóa buôn bán nhỏ cần luân chuyển nhanh để giảm áp lực
vốn lưu động. Vào những ngày tết, cần đưa ra giá ưu đãi để lôi
kéo khách và biến khách lạ thành khách quen.