gồm cả cửa hiệu của bố ông ta “đều là cửa hiệu có đồng hồ
không giống của ông ta”.
Sau bốn năm, cửa hiệu của ông ta đã phát triển lên đến 18 gian
hàng. Ông được nhiều mặt hàng có tiếng ủy thác làm đại lý. Về
sau ông mở thêm 10 cửa hàng nữa, kinh doanh các mặt hàng khác
nhau với nhiều hình thức đa dạng như bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu,
chuyển nhượng, lợi dụng hiệu ứng của nhãn mác thương mại cao cấp
và cuối cùng đã thành công.
Đương nhiên, việc mở cửa hiệu bán hàng cao cấp không đơn giản
chút nào, cần phải hiểu rõ những điều nên và không nên sau đây:
1. Vốn cần thiết để mở cửa hiệu không nhiều, lúc đầu mới mở
không cần nhiều mặt hàng, có khoảng hơn 500 mặt hàng lưu
hành là đủ, như các loại băng nhạc, chân đỡ máy ảnh, lọ hoa, két
tiền..., xem tình hình tiêu thụ thế nào để có thể tăng giảm các
mặt hàng.
2. Khi mở tiệm hàng cao cấp như thời trang, phải luôn thay đổi
theo thời gian và theo mốt trào lưu sản phẩm. Ngoài việc phải
chú ý các mặt hàng lưu hành, cũng phải chú ý tới địa điểm cửa
hàng vì ở những khu vực khác nhau thì nhu cầu mặt hàng và giá
cả cũng khác nhau.
3. Cửa hàng bán đồ lưu niệm phải chọn đặt ở nơi thương trường,
cũng có thể chọn đặt ở nơi dân cư đông đúc. Thí dụ, đặt gần bệnh
viện, nhà hát, rạp chiếu phim hoặc gần các trường trung, tiểu
học thì nguồn khách sẽ nhiều và liên tục.
4. Để kích thích tiêu thụ hàng hóa, cửa hàng cao cấp nên chọn ra lô
hàng có giá đặc biệt, nhập hàng nhiều, giá bán buôn nói chung
tương đối thấp, sau đó bán theo giá ưu đãi. Hành động này có
thể kích thích tiêu thụ, kiếm được nhiều lời.