NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ NHỮNG
ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI KINH
DOANH HÀNG PHẾ THẢI
Ở
thành phố Thẩm Quyến, Đức Huy được mệnh danh là “vua
phế thải”. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân huyện Long
Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Tháng 7 năm 1987, Đức Huy vay được 3 vạn Nhân dân tệ và đi
đến Thẩm Quyến. Ông phát hiện ở đây đồ phế thải thu hồi có
giá trị rất cao, nhưng dân chúng lại thờ ơ lạnh nhạt với nó. Ông liền
đi ký hợp đồng bao tiêu xử lý chất thải với công ty vệ sinh môi
trường Thâm Quyến, dẫn hơn 80 người đến “đãi vàng” trên bãi rác
thải và chưa đầy 3 tháng sau, ông đã trả hết nợ. Hàng ngày, ông
cùng mọi người xử lý hơn 100 xe rác thải, khai thác được nhiều của
cải cho đặc khu và làm sạch đẹp môi trường, bản thân ông cũng trở
thành người giàu có.
Từ đó có thể thấy, nghề kinh doanh đồ phế thải có triển vọng
lớn.
Dưới đây là những điều cần chú ý khi kinh doanh đồ phế thải:
1. Có thể dùng biện pháp kinh doanh theo vùng để chuyên bao
thầu thu gom phế thải.
2. Có thể cử nhân viên làm công tác thu gom đến từng hộ.
3. Những loại phế thải đã thu gom phải được phân loại cẩn thận để
tăng giá trị của nó.
4. Có một số phế thải có thể thông qua gia công để sử dụng lại.