lô cốt lớn nhỏ, những pháo đài chi chít, lại bố trí các loại pháo khác nhau,
đan xen vào nhau khống chế cả căn cứ. Tư lệnh quân Nga - Steser - từng
tham gia liên quân tám nước, khi dẫn quân vào Bắc Kinh có thể nói ông là
một thổ địa lão luyện, ông luôn tự tin vào khả năng phòng vệ của mình; cho
dù lúc này quân Nga bị cô lập, không có tiếp viện, nhưng ông vẫn tin chắc
rằng quân Nhật không thể đánh chiếm được Lữ Thuận.
Đến trung tuần tháng 8 thì hải quân và lục quân Nhật đã hoàn thành vòng
vây trên biển và trên bộ, hàng vạn quân Nhật đã áp sát Lữ Thuận, mấy trăm
khẩu pháo đã ngừng bắn, tất cả đều chĩa về phía căn cứ Lữ Thuận.
Tổng chỉ huy quân Nhật, tướng Nogi Maresake, tự đắc cho rằng công
chiếm Lữ Thuật đã nằm trong tầm tay. Hai bên không bên nào chịu bên nào
nhưng không bên nào muốn chủ động xuất kích, tạm thời hình thành cục
diện hai bên đối đầu. Nhưng chẳng được bao lâu sau, đói rét đã làm cho
quân Nga không thể ngồi yên được nữa, hơn 20 chiến hạm tiến ra khỏi cảng
Lữ Thuận chuẩn bị đốt phá vòng vây theo hướng Vladivostok.
Mặt biển phẳng lặng, không hề có một chiếc thuyền quân Nhật, tư lệnh
hạm đội Nga Vetlopti vô cùng đắc ý, ra lệnh cho hạm đội chầm chậm tiến
lên. Đúng vào thời khắc giữa trưa thì một đội tàu chiến Nhật bất chợt xuất
hiện trên mặt biển, quân Nhật từ lâu đã quan sát hết mọi hoạt động của hạm
đội Nga và chuẩn bị sẵn sàng cho một trận tập tích bất ngờ rồi. Quân Nga
bất ngờ gặp phải đối thủ, trong kinh hoàng họ ra sức nã pháo phản kháng.
Quân Nhật đã có chuẩn bị từ trước nên đã nã pháo rất sớm, phút chốc,
những tiếng pháo vang rền khắp mặt biển. Mỗi bên đều có mấy chiến
thuyền trúng đạn bốc cháy, một trận hải chiến quyết liệt bắt đầu.
Nhờ vào ưu thế về số lượng, lại cộng thêm quyết tâm đột phá vòng vây
nên quân Nga ra sức pháo kích về phía quân Nhật, sau cùng thì quân Nga
cũng đột phá được vòng vây nhưng bị tổn thất rất nặng nề. Hạm đội quân
Nga tiếp tục tiến về phía trước. Khoảng 5 giờ chiều, chiến thuyền quân
Nhật đã đuổi kịp, lại kết hợp với hạm đội tuần tra nhất tề pháo kích về phía