lĩnh các nước Nam Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường ngân sách quân
đội. Ông còn biểu thị "dùng ý chí quyết không chùn bước, đi tiên phong
phò tá kế hoạch của hoàng gia".
Ngày 8 tháng 12 năm 1941 đế quốc Nhật Bản chính thức tuyên bố tuyên
chiến với Anh, Mỹ. Vào lúc này, hải quân Nhật đã tiến hành xong cuộc tập
kích bất ngờ vào quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và đã tiến vào Đông Nam Á.
Chiến tranh Thái Bình Dương đã bùng nổ.
Thắng lợi thời kỳ đầu của cuộc chiến đã khiến cho giai cấp thống trị Nhật
Bản vui mừng, hí hửng, Toji Hideki càng thêm vênh vang, tự đắc. Toji
Hideki không những giữ chức vụ Thủ tướng kiêm đại thần lục quân, mà còn
kiêm luôn các chức vụ đại thần nội vụ, quân nhu, ngoại giao, công thương
và tổng tham mưu trưởng, một mình nắm giữ toàn bộ đặc quyền, đẩy chế độ
độc tài phát xít lên đỉnh cao nhất trong lịch sử.
Nhưng ưu thế về quân sự của Nhật chẳng kéo dài được bao lâu. Tháng 5
năm 1942 hải quân Nhật đã phải nếm trải thất bại đầu tiên trong trận đánh
trên biển San Hô, tiếp đó là thất bại trong trận đánh trên đảo Midway, từ đó
mất đi quyền chủ động trên Thái Bình Dương. Để cứu vãn tình thế, Nhật
Bản đã áp dụng "chính sách lôi kéo" đối với các khu vực chiếm đóng,
nhưng lúc này quân Đồng minh đã ngày một chiếm ưu thế.
Năm 1943, Toji Hideki đến thăm Đông Nam Á, công nhận "độc lập" của
Myanma và Philippines, nâng đỡ chính quyền bù nhìn; còn tại Trung Quốc
thì đẩy mạnh thi hành chính sách "người Hoa trị người Hoa", "lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh", thực hiện các cuộc tiến công điên cuồng vào khu
căn cứ địa chống Nhật của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1944, sau khi quân Đồng minh phát động cuộc phản công toàn diện
trên chiến trường Thái Bình Dương, nội các của Toji Hideki gặp phải khó
khăn trong ngoài chồng chất, bốn mặt thù địch. Tháng 7, Toji Hideki bị
buộc từ chức.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Toji
Hideki bị liệt vào tội phạm chiến tranh số một. Trước khi bị quân Mỹ đến