Năm 1969, ông bắt đầu đảm nhậm chức vụ trợ lý của Tổng Thống Nixon
và chủ nhiệm văn phòng cơ cấu kinh tế. Từ năm 1974 đến năm 1975, ông
giữ chức chủ nhiệm văn phòng Nhà Trắng thời chính quyền Ford. Ông từng
nhậm chức đại sứ đặc quyền các vấn đề Trung Đông và cố vấn các vấn đề
điều hành quân đội và kinh tế của Tổng thống Reagan.
Thời kỳ Bill Clinton làm Tổng thống, ông được bổ nhiệm lãnh đạo một
uỷ ban do hai đảng Cộng hoà và Dân chủ hợp thành, chuyên phụ trách
nghiên cứu các vấn đề về tên lửa đạn đạo, tạo nên sức mạnh uy hiếp của
nước Mỹ.
Rumsfeld là người ủng hộ trung thành của hệ thống phòng thủ tên lửa
đạn đạo quốc gia (NMD). Năm 1998, ông từng cảnh báo nước Mỹ có thể bị
đe doạ bởi tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bất cứ lúc nào. Ông công khai lên
tiếng chỉ trích chính sách "không chịu động não để cắt giảm chi tiêu quốc
phòng "thập niên 90, ông chủ trương xây dựng đội ngũ quân đội lớn mạnh
hơn. Ngay ban đầu, Bush đã coi trọng Rumsfeld vì cho rằng Rumsfeld đã
tích cực đẩy mạnh kế hoạch phòng thủ tên lửa của mình.
Năm 1997, Quốc hội Mỹ thông qua "Luật trao quyền quốc phòng", thành
lập cơ quan không giới hạn đảng phái do Rumsfeld đứng đầu - uỷ ban đe
dọa tên lửa đạn đạo, chuyên tiến hành đánh giá tình hình đe dọa của tên lửa
đạn đạo đối với nước Mỹ, từ đó đưa ra kiến nghị, đối sách. Bản báo cáo
đánh giá của ông hoàn toàn ngược lại với kết luận trước đó của cục tình báo
trung ương Mỹ. Cục tình báo trung ương Mỹ cho rằng trước năm 2010,
nước Mỹ sẽ không bị đe dọa bởi tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nhưng
Rumsfeld thì hoàn toàn ngược lại, ông nhấn mạnh là các nước "bất trị" như
Iran,
Iraq và Triều Tiên đều có thể dùng tên lửa đạn đạo có quy mô sát thương
lớn để "phát động đột kích vào nước Mỹ". Kết luận này đã đem lại cơ hội
ngàn vàng cho những người ca ngợi và ủng hộ "phòng thủ tên lửa quốc
gia", đồng thời buộc cục tình báo trung ương phải thay đổi giọng điệu trong
bản báo cáo đánh giá mới năm 1999 của mình và hậu thuẫn cho "báo cáo