C
Thích nghi với thay đổi của hoàn cảnh
Khả năng thích ứng là năng lực bẩm sinh của con người nhưng nhiều người đang đánh mất
đi khả năng này. Họ cứ khư khư giữ lề thói cũ, sợ thay đổi (thay đổi thì thông, thông thì lâu dài)
sẽ để tuột mất cơ hội tốt. “Biến tắc thông, thông tắc cửa”. Nếu không thể thay đổi được hoàn
cảnh, thì hãy thích ứng với hoàn cảnh. Đây là cách làm tối thiểu để thành công.
Đề ra mục tiêu cho tương lai
Nếu không biết mình muốn trở thành một người như thế nào thì sẽ không thể xây dựng
nhân cách của mình theo mẫu người đó được; nếu không biết mình muốn làm những việc như
thế nào, thì sẽ không thể nâng cao năng lực của mình theo yêu cầu của những công việc đó. Đề
ra mục tiêu làm cho tâm trí mình tập trung vào một điểm, giúp cho phát huy tiềm năng của
bản thân.
Có ước muốn cho tương lai
Những người không làm được việc gì phần lớn đều là người thiếu ước muốn. Ước muốn là
một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, cũng là động lực để bạn bước tới thành công. Vì có ước
muốn rồi, con người mới cố gắng vươn lên, theo đuổi lý tưởng của mình.
Học cách biết quyết đoán kịp thời
Làm việc gì cũng cần quyết đoán, tuyệt đối không nên do dự để tránh bỏ lỡ mất thời cơ.
Không đưa ra quyết định tất nhiên là sẽ không bao giờ mắc sai lầm, nhưng đối với đời người
thì lại là một sai lầm lớn: vĩnh viễn không bao giờ được hưởng niềm vui của thành công.
Tìm kiếm sự tự đột phá
Con người rất dễ tha thứ cho bản thân. Đa số mọi người đều có tâm lý cái gì cho qua được
thì cho qua, có lỗi lầm gì thì thường tìm một lô lý do để phủ nhận, mà không tìm cách cải thiện
hay giải quyết căn bản. Cũng vì thế, họ không thể phát huy hết tiềm lực của mình. Cuộc sống cứ
thế bình lặng trôi qua. Ngược lại, khi quan sát những người thành đạt, không có ai là không
phát huy hết tiềm năng của cá nhân họ. Gặp bất kỳ trở ngại nào họ cũng thường cố gắng hết
sức tự mình đột phá, cuối cùng đạt được thành công.
Nguyên nhân dẫn đến việc không thể phát huy được tiềm lực là không biết thoát ra khỏi sự
trói buộc của quan niệm vốn có. Tức là cho rằng không làm được và không thử làm bao giờ.
2. ĐẶT MỤC TIÊU CHO HOẠT ĐỘNG CỦA MÌNH
hu Bình là một thanh niên rất hay mộng tưởng. Trong đầu anh ta luôn đầy ắp những tham
vọng: muốn trở thành một nhà chính trị mang lại lợi ích cho cả thiên hạ; muốn trở thành
một nhà triệu phú tranh đua cao thấp với Bill Gate; muốn lấy được một cô vợ xinh đẹp,
chung thủy và không bao giờ thay đổi với mình. Nhưng trong thực tế, anh ta lại không có
một mục tiêu rõ ràng nào, cảm thấy làm quan cũng chán, phát tài cũng chán, lấy vợ đẹp tuy
sướng nhưng những cô gái trước mặt mình đều vô vị. Hàng ngày anh ta làm việc một cách trì trệ,
hết giờ làm thì nghỉ, sống bi quan nản chí; tuy có ý muốn phấn đấu, nhưng lại không biết phải
làm thế nào.
Những người tầm thường không có mục tiêu cuộc sống rõ ràng, làm theo cảm giác, đến đâu
tính đến đó, kết quả thường là quanh quẩn ở một chỗ, họ luôn bận rộn nhưng lại không thành
công trong việc gì cả. Nếu bạn không muốn trở nên giống như họ, xin hãy mau chóng làm rõ
mục tiêu cuộc sống của mình đi.