Lời khuyên thứ tư: Thói quen kỷ luật
Nếu bạn cho rằng thầy giáo của bạn nghiêm khắc thì đến khi đi làm, bạn sẽ thấy ông chủ của bạn cũng như vậy,
nhưng ông chủ thì chẳng có một sự hạn chế nào về thời hạn.
BillGates cho rằng: Một người, bất luận là khi nào, đều phải khiêm tốn chấp nhận phê bình, nhất là
những thanh niên đang trong giai đoạn trưởng thành. Sự khác nhau là ở chỗ, có người bảo thủ cố chấp,
không chịu nổi phê bình; có người lại rất khiêm tốn, luôn sẵn sàng tiếp thu phê bình; có người trước
mặt thì cảm ơn, tiếp thu sự phê bình nhưng sau đó lại chẳng nhớ gì; có người trước mặt thì cương
quyết không chịu nhận lỗi vì muốn giữ thể diện, nhưng lại âm thầm tự kiểm điểm mình.
Bốn kiểu người trên đều không thể coi là những người biết chấp nhận sự phê bình, bởi vì kiểu người
thứ nhất và thứ tư không có thái độ thẳng thắn chấp nhận phê bình; kiểu người thứ hai không có năng
lực để thẩm định những lời phê bình, dễ bị đánh ngã; kiểu người thứ ba không có thành ý chấp nhận lời
phê bình, chỉ khéo mồm mép.
Vậy thì đâu mới là thái độ đúng đắn khi đối mặt với sự phê bình?
Những người có đầu óc luôn nhìn nhận sự phê bình của người khác trên phương diện tích cực, đặc biệt
là những lời phê bình nghiêm khắc. Họ sẽ coi những lời phê bình của người khác là cơ hội để cải thiện
công tác của mình, hoàn thiện cá tính, kiểm soát tình cảm, nâng cao sức chịu đựng về tâm lý và kích
thích sự đấu trí.
Một người có đủ dũng khí để thừa nhận sai sót của mình cũng có thể đạt được cảm giác thoả mãn ở
một mức độ nào đó. Điều này không chỉ giúp loại bỏ mặc cảm tội lỗi và bản năng tự vệ mà còn giúp
giải quyết vấn đề do sai sót đó tạo ra.
Bill Gates cho rằng, kẻ ngốc sẽ tìm cách biện hộ cho sai sót của mình, nhưng những người dám thừa
nhận sai sót của mình sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác. Nếu chúng ta đúng thì phải thuyết
phục để người khác đồng ý, ngược lại, nếu sai thì phải nhanh chóng thừa nhận.
Những kẻ ngốc nghếch khi bị phê bình là lập tức nổi giận, nhưng những người thông minh thì học được
thêm nhiều kinh nghiệm hơn từ những người trách móc, phản đối họ và “cản trở họ trên đường đi”.
Nếu có người nói bạn là “kẻ ngu ngốc đáng chết”, bạn sẽ nổi cơn giận dữ lôi đình hay sẽ khích bác lại
họ? Stanton - tham mưu trưởng lục quân của Lincoln đã từng mắng ông như thế. Lincoln vì muốn lấy
lòng một vị chính khách nào đó nên đã ký một mệnh lệnh di chuyển một số binh đoàn. Stanton không
những không chấp hành mệnh lệnh đó mà còn mắng Lincoln là “kẻ ngu ngốc đáng chết” khi đưa ra
những mệnh lệnh như vậy. Ngay lập tức có người thông báo cho Lincoln biết, nhưng Lincoln lại bình
thản mà nói rằng: “Nếu stanton nói tôi là kẻ ngu ngốc đáng chết thì nhất định là đúng, bởi vì cách nghĩ
của stanton là đúng. Tôi phải xem lại xem việc này rốt cuộc là như thế nào, tôi đã sai ở đâu”.
Lincoln đã đến tìm Stanton, Stanton nói cho Lincoln biết sự sai sót trong mệnh lệnh của ông và
Lincoln đã thu lại mệnh lệnh trên. Từ sự việc này chúng ta có thể thấy Lincoln là một người biết phục
thiện. Chỉ cần sự phê bình xuất phát từ thiện ý, lời nói có hàm ý sâu sắc thì tác dụng của nó còn lớn
hơn cả những lời khen ngợi.
Chúng ta nên chấp nhận những lời phê bình thiện ý, bởi vì con người không phải là thần thánh, luôn có
nhiều sai sót. Bill Gates thường nói, ý kiến của đối thủ cạnh tranh thường đúng đắn hơn nhiều so với
cách nhìn nhận của bản thân. Nhưng thông thường, mỗi khi bị người khác phê bình, chúng ta chưa cần