đối xử với chúng như thể chúng không có quyền gì và không
đáng để giải thích. Chúng tôi vẫn nói “vì bố/mẹ bảo vậy” và
vẫn hay cho rằng chúng có tội cho tới khi có thể chứng minh
mình vô tội.
Chúng tôi cần phải thay đổi điều này, ngay cả khi điều
đó có nghĩa là phải “tưởng tượng” rằng chúng là người lạ, và
phải có thái độ phù hợp để nói chuyện với chúng. Hãy sử dụng
những từ “vui lòng” và “cám ơn” nhiều hơn. Hãy hỏi chúng
khi nào có thể thay vì bắt chúng phải làm. Hãy hỏi lời
khuyên hoặc ý kiến của trẻ về mọi việc. Hãy tôn trọng ý
kiến của trẻ.
Một khi chúng tôi thực hiện việc đó, chúng tôi được phép
kỳ vọng (thậm chí yêu cầu) sự tôn trọng đáp lại. Cần phải
nói rõ rằng tôn trọng bao gồm cả giọng nói và cách cư xử.
Sự kỳ vọng này cần phải nhất quán và lặp đi lặp lại. Không
được cho phép sự bất kính, vô lễ xuất hiện trong nhà bạn.
Đưa ra nhiều lời tán dương và ghi nhận. Hãy củng cố
hành vi lễ phép, tôn trọng và khuyến khích sự lặp lại của
chúng. Phải quyết tâm theo dõi các cơ hội để khen ngợi
những hành vi lịch sự, nhã nhặn trong suốt cả tháng. Khi gặp
trẻ làm việc gì đúng, hãy khen ngợi trẻ. Nhớ khen ngợi trẻ
trước mặt các thành viên khác trong gia đình - và sau đó, hãy
nhớ khen ngợi riêng trẻ, từng đứa một, ngay trong ngày hôm
đó.
Cho trẻ cơ hội để tự điều chỉnh bản thân bằng cách nói
“Chúng ta hãy bắt đầu lại”. Đây là một phương pháp hay để
điều chỉnh hành vi thiếu tôn trọng, thiếu lễ độ theo cách
tích cực. Hãy tạo thành một kiểu nói (và thói quen, gắn liền
với việc không cho phép sự bất kính, vô lễ xuất hiện trong
nhà): “Chúng ta hãy bắt đầu lại”. Khi nhận được một câu trả
lời thiếu lễ phép, khi ai đó không nói “làm ơn” hay “cám ơn”,
hãy nói “Chúng ta hãy bắt đầu lại”. Sau đó, hãy lặp lại tình
huống và để trẻ làm lại/nói lại cho đúng. Việc này cần phải
làm với trẻ thuộc mọi lứa tuổi. Và khi cần, hãy nói “Chúng ta
́
̀