tôi còn liên hệ những luật lệ đó với những hình phạt hệ-
quả-tự-nhiên và chúng tôi có cảm giác ít nhất mình
cũng đã bắt đầu dạy giá trị công bằng trong gia
đình. (Luật lệ gia đình cùng những hình phạt gợi ý được
liệt kê ở dưới.)
Khoảng ba năm sau đó, cũng chính Saren (lúc này 10
tuổi) đã nhắc chúng tôi nhớ tới một nguyên tắc khác
cần phải song hành cùng với công bằng. Lại là một
ngày Chủ nhật nữa và con bé lại vừa đi học về. Một
trong những cậu em của con bé tức giận với chị mình và
đẩy chị ngã. Chúng tôi đang trong quá trình cân nhắc
hình phạt là bắt thằng bé vào phòng riêng, nhưng
Saren đã để ý thấy nét mặt thằng bé có vẻ hối lỗi vì
điều nó đã làm và lo lắng không biết nó có làm đau
chị mình hay không. Saren đã nói: “Bố biết không,
nếu ai đó đã hối lỗi và muốn xin lỗi, lại hứa sẽ không
lặp lại điều đó nữa, thì người đó không đáng bị phạt.
Trong Kinh Thánh họ gọi thế là ăn năn”.
--- Richard
Tất nhiên là Saren đúng. Một lý do của việc ăn năn là để
tránh bị kỷ luật. Và thường thì người ta sẽ học được nhiều từ
việc ăn năn hơn là từ việc bị kỷ luật. Hiện nay, năm luật lệ gia
đình của chúng tôi đều có các “điều khoản” về ăn năn, tạo
cho chúng tôi cơ hội để học hỏi hai kỹ năng khó nhất (và có
lẽ cũng là quan trọng nhất) trong cuộc sống, đó là ăn năn
hoặc hối cải và tha thứ.
Giá trị này quan trọng - và liên quan tới hạnh phúc của
chúng ta. Những đứa trẻ học cách tuân theo luật, đối xử với
người khác công bằng, và vừa biết ăn năn vừa biết tha thứ
đều có thể tránh được những cay đắng, thù hận và mặc cảm
tội lỗi vốn gắn liền với hình phạt sinh lý và tinh thần - hệ
quả của việc không hiểu hoặc không thực thi giá trị công
bằng và nhân từ.